Social Icons

Pages

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Cảnh giác trước những âm mưu thâm độc, đê hèn của các thế lực thù địch, phản động


Với những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta không ngừng phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân không ngừng được quan tâm, cải thiện; vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế. Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi để hội nhập sâu rộng quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC


Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là vấn có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ lí luân chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu cầu thực tiễn của cách mạng.  Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác, Ph.Ăngghen đã nêu khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”. Phát triển tư tưởng đó, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền phát triển đến giai đoạn tột cùng, trở thành chủ nghĩa đế quốc, đi xâm lược các dân tộc khác, V.I.Lênin đã nêu khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Theo V.I. Lênin, để hoàn thành sứ mệnh thế giới của mình, giai cấp vô sản nhất thiết phải tổ chức ra chính đảng. Đó là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp. Đội tiên phong của giai cấp vô sản không chỉ tập hợp sự đoàn kết và lãnh đạo giai cấp mình mà còn phải tập hợp, đoàn kết tất cả các lực lượng trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc. Đây là nguyên tắc bắt buộc, là điều kiện tiên quyết để đi tới chiến thắng. Người chỉ rõ: “chỉ có một mình đội tiền phong thôi thì không thể thắng nổi. Ném một mình đội tiền phong vào một cuộc chiến đấu quyết định... thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là một tội ác nữa”

NGUYỄN DÂN - KẺ BỈ ỔI VỚI LỜI LẼ XUYÊN TẠC, VU KHỐNG ĐÁNH MẤT LƯƠNG TRI


Trong những ngày qua, trên trang mạng “Danlambao” đã đăng tải bài viết “Đất nước Việt Nam hôm nay còn hay mất?” của bút danh Nguyễn Dân. Xuyên suốt bài viết này là sự vay mượn, lắp ghép khập khiễng, lố bịch không đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam nhằm xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU PHỦ NHẬN CÁC GIÁ TRỊ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC


Xuyên tạc tình hình giáo dục là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị nhằm phủ nhận thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện âm mưu thâm độc này, gần đây một số phần tử thù địch, cơ hội chính trị núp dưới chiêu bài bàn luận về triết lý giáo dục Việt Nam đã tung lên không gian mạng những luận điệu phủ nhận giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc đã và đang được kế thừa, phát triển trong chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Điển hình là, ngày 29.7.2019, trên trang mạng danlambao.blogspot.com có bài viết với tiêu đề “Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay” của kẻ có bút danh Phạm Văn.

MÙA THU NHỚ BÁC!


Mỗi dịp mùa thu, vào mùa khai giảng năm học mới, mùa tết trung thu, "tết độc lập", nhân dân ta, nhất là thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng cả nước lại xúc động nhớ về Người: Chủ tịch Hồ Chí Minh - con người hiện thân cho cốt cách, phẩm chất Việt Nam, với những hướng đi đúng đắn cho cách mạng nước nhà, trong đó mở ra một nền giáo dục độc lập và tiến bộ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Ngay từ khi ngồi trên ghế trường Quốc học Huế, Người đã tận mắt chứng kiến thái độ và hành động miệt thị của người Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Từ đó, hun đúc trong Người khát vọng "tự do cho đồng bào" mà một trong những biểu hiện của nó là: Tự do học tập.

Văn hóa ứng xử học đường góp phần quyết định sự sống còn đối với mỗi nhà trường


Văn hoá ứng xử học đường là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục.
Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh.