Social Icons

Pages

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Tới đây có thể xuất hiện vài chục ca nhiễm Covid -19 mỗi ngày

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và bộ vét“Nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/3.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, thế giới đã ghi nhận gần 246.000 trường hợp mẳc Covid-19 và trên 10.000 trường họp tử vong tại 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở

Việt Nam có 2 ca bệnh từ Campuchia về nước, nâng lên 118 ca COVID-19

Không có mô tả ảnh.Thêm hai ca bệnh COVID-19 vừa được ghi nhận tại Việt Nam, một người ở Long An và một ở An Giang, đều từ Campuchia về.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hệ thống giám sát bệnh COVID-19 khu vực phía Nam phát hiện hai trường hợp nghi ngờ tại tỉnh Tây Ninh. Bệnh phẩm được gửi về Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.
Theo đó ca bệnh 117 (bệnh nhân 117) là nam, quốc tịch Việt Nam, 30 tuổi, trú tại huyện Tân Hưng, Long An, làm nghề công nghệ thông tin.
Từ ngày 9 đến 19-3-2020, anh du lịch ở Campuchia, lưu trú tại khách sạn Infinity, TP Phnom Penh. Ngày 16-3 anh phát bệnh với triệu chứng sốt, ho, kèm khó thở. Ngày 19-3 anh về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh và được Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Tây Ninh phát hiện, chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh, cách ly, điều trị và lấy mẫu.

NHỮNG BÔNG HOA VẪN CỨ NỞ ĐÚNG MÙA

Image may contain: one or more people and people sitting1. Ai nhìn bức ảnh này cũng nhói tim, vết khẩu trang hằn lên mặt của các y tá, bác sĩ, không chỉ là y bác sĩ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) mà tất cả các y, bác sĩ trên nhiều bệnh viện của thế giới, trong đó có Việt Nam. Họ đã làm việc không chỉ trong 1 giờ mà nhiều giờ, không chỉ trong 1 ngày mà nhiều ngày, ròng rã, vết khẩu trang hằn lên mặt họ cứa đau vào trái tim chúng ta, và sau nỗi đau ấy là lòng tri ân, nghĩa kính trọng, tình cảm chia sẻ của chúng ta với họ - đội ngũ cán bộ ngành y tế quốc gia và thế giới. Vết hằn khẩu trang sẽ đến ngày lành lặn, nhưng đó là dấu ấn, là dấu chân nghề rất cao cả bước về phía ánh sáng, cứu thế giới, cứu chúng ta.
Image may contain: one or more people and closeup2. Nhiều lắm những bức ảnh được chia sẻ ở nhiều tư thế mệt mỏi trong giấc ngủ vội của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên, cán bộ các đơn vị chức năng đã không quản ngại gian khổ, tận tâm, tận tuỵ, tận hiến phục vụ nhân dân trong chiến trận chống dịch. Nhìn thế để ai đó còn kêu ca khi phòng cách ly còn chưa tiện nghi, sinh hoạt còn bất tiện, để hiểu rằng, bộ đội đã nhường chỗ nằm cho mình, cán bộ y tế đã thức trắng nhiều đêm lo sức khoẻ cho mình, có thể góp ý nhưng lúc này đừng chê trách, điều tồn tại vẫn có, những thiếu sót vẫn có, sự không chu toàn vẫn có, nhưng trên tất cả những điều đó chỉ vì một mục đích tối cao: Lo cho mạng sống của bạn, người thân bạn và cộng đồng. Hãy nhìn nhau với nụ cười thật tươi nếu lúc này còn gì đó bạn chưa thấy hài lòng/ Cười vì chưa hài lòng là nụ cười ấm áp nhất lúc này.

Nguyên văn bài viết của tác giả bức ảnh này

Image may contain: outdoor"Đã về đến VN.
Tất cả các chuyến bay từ Mỹ về đều được cách ly.
Hiện tại, việc cách ly tại khách sạn hay resort (do khách đóng góp 1 phần cùng nhà nước) như các báo đài đưa tin - là hoàn toàn chưa áp dụng.
Từ khi ra khỏi máy bay lúc 22:30 đêm 19/3, chỉ hơn 90 phút, chúng tôi đã có mặt trên xe bus để đi về khu cách ly tập trung.
Theo tôi đếm, có cả thảy 4-5 xe ca về ký túc xá này.
Tất cả các bạn bên Y tế hay Quân đội đều mặc cả bộ áo quần bảo hộ màu xanh nên tôi không thể phân biệt.
Mọi chuyện khá nhanh, trật tự trong sự nhẹ nhàng của các bạn làm công tác.
Mỗi phòng 4 người - cho dù giường đôi, được 8 người.
Chiếu mới, chăn mới của quân đội.

Câu chuyện 1 chị ở Mỹ đi điều trị Covid-19 với cái bill chát đắng gần 35.000 USD.

No photo description available.Báo chí Việt chỉ đưa mỗi thế nên nhiều người đọc không tường tận đã có cái hiểu chưa đúng.
Phí điều trị y tế ở Mỹ, phải nói là kinh hoàng. Ví dụ, bạn bị đau bất thường, nhập viện cấp cứu, sau 1 hồi khám xét, không có gì nghiêm trọng cả, bạn được tiêm 1 mũi giảm đau, truyền 1 chai muối biển. Ok, xin anh chị khoảng 6.000 USD. À, có bảo hiểm à, mời anh chị bỏ ra khoảng 800 USD và đi về. Dễ hình dung nhất là chuyện đi đẻ. Tùy bang, tùy viện, nhưng đẻ thường à? Ok 11.000 USD. Mổ đẻ à? Ok khoảng 24.000 USD. Còn con phải nằm lồng kính à? Chi phí lên tới cả trăm ngàn thậm chí cả triệu đô tùy dài ngắn. Con số kinh khủng ấy, chi phí cho bác sĩ y tá chỉ góp 1 phần tẹo teo, còn lại là phí các loại dịch vụ. Dễ hình dung thì ví như tiền giường 1 ngày nằm viện nó quanh quanh khoảng 2.000 USD tùy viện, tùy bang. Nằm khách sạn 5 sao cũng vẫn rẻ hơn nằm viện.
Nhìn những con số đó, không chỉ người ở Việt Nam hoảng mà chính người Mỹ cũng hoảng. Nhưng, nó sẽ là câu chuyện của bảo hiểm.

DỊCH COVID-19: “ĐỨNG IM” VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Cả thế giới đang phải dồn mọi nguồn lực chống chọi với một đối thủ vô hình mang tên COVID-19. Một số quốc gia đã ra lệnh phong tỏa đất nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Việt Nam được ghi nhận là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù vậy, trước sự nguy hiểm khó lường của virus SARS-CoV-2, mỗi người dân cần chung sức đồng lòng cùng Chính phủ, quyết tâm chống “giặc” với tinh thần hiểu biết và trách nhiệm.
Hãy ở nhà nhiều hơn nếu có thể
Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đây không phải là cuộc chiến giành lợi ích của các quốc gia, mà là cuộc chiến đấu của nhân loại trước kẻ thù chung, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con người, đó là virus SARS-CoV-2.
Đặc tính nguy hiểm của loại virus này chính là tốc độ lây lan rất nhanh, nhưng lại có thời gian ủ bệnh kéo dài tới 14 ngày. Nếu không phát hiện sớm để thực hiện cách ly, người nhiễm không hề biết mình đang mang mầm bệnh, đi khắp nơi, tiếp xúc với nhiều người, khiến hậu quả khôn lường. Một người bình thường cũng không thể biết người đối diện với mình đang “ủ” bệnh hay không, cho đến khi có biểu hiện lâm sàng thì số lượng người tiếp xúc, bị lây đã tăng theo cấp số nhân. Thực tế, virus SARS-CoV-2 đã lan ra toàn thế giới, vượt qua tầm kiểm soát của nhiều quốc gia.