Social Icons

Pages

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam"-Bài 1: Tất yếu khách quan không thể xuyên tạc

 


Thuật ngữ ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh dư luận tích cực, trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, lèo lái dư luận hiểu sai lệch bản chất vấn đề.

Kiên định với trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, thù địch, bảo vệ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước là trách nhiệm, bổn phận của mọi cán bộ, đảng viên, công dân yêu nước...

Thấy gì từ thủ đoạn đánh tráo khái niệm?

Năm 2023 đánh dấu những cột mốc quan trọng của ngoại giao Việt Nam, được dư luận tiến bộ toàn cầu ghi nhận, đánh giá cao. Hai dấu ấn nổi bật là việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện và tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả... Truyền thông quốc tế đã dành thời lượng lớn phản ánh, phân tích, bình luận về hai chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam. Dư luận tích cực bày tỏ sự ủng hộ, đánh giá cao thành tựu ngoại giao và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những dấu ấn và thành tựu ngoại giao của Việt Nam là kết quả vận dụng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và hoạt động ngoại giao nhân dân theo trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; các quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình đứng trước những thách thức mang tính thời đại về bảo vệ độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị. Sự cạnh tranh lợi ích gay gắt giữa các cường quốc tác động sâu sắc, toàn diện đến đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao của các nước. Trong bối cảnh đó, việc chủ động thích nghi, lựa chọn chính nghĩa trong các mối quan hệ đa phương và song phương không chỉ là giải pháp giữ vững hòa bình, ổn định cho quốc gia, dân tộc, mà còn góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển trong môi trường toàn cầu. “Chủ động thích nghi” để không phải “bị động chống đỡ”; “chọn chính nghĩa” thay vì “chọn bên”... là những biểu hiện sinh động và cụ thể của trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đã được chứng minh trên thực tế. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đã góp phần khẳng định, không ngừng nâng cao cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tiễn sinh động ấy là hiện thực khách quan, không thể xuyên tạc, phủ nhận.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa: Chinhphu.vn 

Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số thông tin tích cực, trên không gian mạng xuất hiện không ít thông tin sai lệch. Một số phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội mang tư tưởng thù địch ra sức xuyên tạc, phá hoại trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Họ cố tình đánh tráo khái niệm “Cây tre Việt Nam” bằng những thuật ngữ mang tính kích động, chống phá, như: “Ba phải”, “hai mặt”, “đu dây”, “hai mang”... Bằng kiểu ngụy biện, suy diễn, quy chụp, võ đoán, “hớt váng”, “cắt ngọn”... họ rêu rao rằng, Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao đi ngược xu thế thời đại, “không giống ai”. Họ gán ghép khiên cưỡng những cuộc xung đột vũ trang, đảo chính, nội chiến đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới để so sánh, quy chụp đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “đu dây”, sớm muộn cũng nhận kết cục “thảm bại”. Đáng tiếc là những luận điệu mang tư tưởng thù địch này lại được một số đối tượng người Việt ở hải ngoại tự xưng là “nhà nghiên cứu”, “nhà phản biện”, “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh”, “học giả”... cổ xúy, tung hô bằng những hình thức gọi là “bàn tròn”, “bình luận”, “góc nhìn”... nhằm gây nhiễu thông tin, lèo lái dư luận. Một số đối tượng lên giọng kiểu bề trên, kẻ cả, lộng ngôn chỉ trích, bôi nhọ, hạ bệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại và thành tựu ngoại giao “Cây tre Việt Nam”...

Tính tất yếu không thể phủ nhận

Theo dõi những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng, chúng ta dễ dàng nhận ra bộ mặt thật của những đối tượng thù địch chống phá đất nước. Không phải họ không hiểu bản chất vấn đề, mà họ đã cố tình “cắt ngọn”, “hớt váng” để đánh tráo khái niệm.

Chúng ta đều biết, thuật ngữ ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế-Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, diễn ra tại Hà Nội, ngày 22-8-2016. Trong bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Đảng ta đã nêu rõ bài học kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược trong công tác ngoại giao. “...Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam"-mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người..., thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam...”.

Tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, diễn ra tại Hà Nội ngày 14-12-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”, "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển". Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, diễn ra tại Hà Nội ngày 19-12-2023, Tổng Bí thư Nguyễn  Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo ngành ngoại giao tiếp tục phát triển nền ngoại giao hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”...

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn từ lịch sử, tiếp thu sáng tạo tinh hoa thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết đường lối, sách lược ngoại giao “Cây tre Việt Nam” trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam”. Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành tháng 11-2023.

Tất cả tài liệu, văn bản liên quan đến trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đều thể hiện rõ tính khoa học, lịch sử, văn hóa..., khẳng định tính tất yếu khách quan trong đường lối, chính sách, chiến lược đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam. Việc sử dụng cụm từ “Cây tre Việt Nam” là cách nói khái quát, hình tượng, đúc kết lịch sử, có sự bổ sung, phát triển tư duy lý luận và giải pháp để phù hợp, thích ứng với xu thế thời đại và đòi hỏi từ thực tiễn. Đó cũng chính là sự thể hiện sinh động việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối ngoại. Tất cả những vấn đề đó đều được công khai, minh bạch, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện truyền thông. Trong quan hệ hợp tác với các nước, chúng ta cũng thể hiện rõ lập trường quan điểm, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. Bảo đảm cho “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” trong ngoại giao chính là tổng hòa các chiến lược, sách lược, giải pháp mang tính khoa học, tư duy biện chứng, thể hiện tính tất yếu khách quan. Hiểu về ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không thể là kiểu tư duy “cắt ngọn”, “hớt váng”, “chặt khúc” mà cần có tư duy hệ thống, khái quát, tổng hợp... Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” hoàn toàn không phải và không thể là giải pháp “thức thời” theo kiểu “đu dây”, “hai mặt”, “hai mang”... như những luận điệu đả kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch...

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

(Trích Văn kiện Đại hội XIII của Đảng)

(còn nữa)

LỮ NGÀN

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam" - Bài 2: Thấm nhuần bản sắc văn hóa và chính nghĩa Việt Nam

 

Dưới góc nhìn văn hóa, trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” là sự thể hiện sáng tạo, phát huy hiệu quả nguồn lực sức mạnh mềm của quốc gia-dân tộc trong giai đoạn mới. Để thực hiện thắng lợi trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng, triết lý của tiên tổ, ông cha...

Nhìn từ chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc

Đề cập đến những bài học, thông điệp truyền đời từ truyền thống của tiên tổ, ông cha trong hoạt động đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại của cha ông ta, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh, đã phát triển lên thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc...”.

Vận dụng cách nói của dân gian để khái quát, đúc kết thành trường phái ngoại giao mang đậm triết lý, bản sắc dân tộc theo cách của người đứng đầu Đảng ta, chính là phương pháp hiệu quả để đường lối, chủ trương của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Cán bộ, đảng viên và công dân của đất nước, kiều bào ở nước ngoài, khi học tập, quán triệt đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước đều dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thấm, thuận tiện trong vận dụng.

Đó cũng là cách nói khái quát để “định vị” ngoại giao Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Bạn bè khắp năm châu bốn biển khi quan hệ với Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ lập trường quan điểm, chính sách, phong cách, thái độ của Việt Nam và người Việt Nam trong các quan hệ quốc tế.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
 Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Bình luận về trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước đều đánh giá cao hình tượng cây tre trong đời sống người Việt. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cây tre đã trở thành biểu tượng văn hóa, văn minh, văn hiến của người Việt Nam. Nền văn hóa nông nghiệp và đặc điểm địa lý vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên khắc nghiệt đã giúp ông cha ta tích lũy, đúc kết những phương cách sinh tồn, thích ứng với thiên nhiên.

Từ đó, tìm ra những giải pháp huy động sức mạnh toàn dân tộc để đấu tranh với các thế lực ngoại bang, bảo vệ hòa bình, giữ yên bờ cõi. Trong hành trình ấy, cây tre Việt Nam là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, bản lĩnh, khí phách, sức mạnh, khát vọng... con người Việt Nam. “Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu...”.

Cây tre Việt Nam còn là biểu tượng của khả năng thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh. Những bài học lịch sử được ông cha truyền lại cho chúng ta thông qua văn hóa dân gian, văn nghệ truyền khẩu. Câu chuyện Thánh Gióng là một dẫn chứng điển hình. Ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, niêu cơm càng ăn càng đầy... (biểu hiện cho khát vọng làm chủ văn minh công nghiệp, thông điệp về phát triển kinh tế, hiện đại hóa lực lượng vũ trang) là những điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để quét sạch giặc Ân, Thánh Gióng phải có thêm cây tre. Cây tre tượng trưng cho nguồn sức mạnh nội sinh của văn hóa dân tộc.

Nói “văn hóa còn thì dân tộc còn” chính là sự khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, kế thừa, phát triển sáng tạo truyền thống ông cha, bản sắc dân tộc trên mặt trận ngoại giao, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên nguyên tắc cốt lõi “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã soi đường, chỉ lối cho chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Nhìn từ chiều sâu văn hóa dân tộc, chúng ta thấy rõ, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng hình tượng cây tre Việt Nam để thể hiện, khẳng định, nhấn mạnh, phát triển triết lý, phương châm, chiến lược, sách lược, giải pháp... ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn mới, chính là lối tư duy khoa học. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” thể hiện tính kế thừa, phát triển, sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và xu thế thời đại. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là thành tố, động lực tạo sức mạnh mềm của dân tộc trong hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xu thế thời đại và lựa chọn chính nghĩa

 Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh lợi ích giữa các cường quốc ngày càng gay gắt. Xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đảo chính, nội chiến... cùng nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đang vượt khỏi tầm kiểm soát ở nhiều quốc gia, khu vực.

Tuy nhiên, những rung chấn, biến động thời cuộc không thể đảo ngược xu thế tất yếu của thời đại, đó là khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” theo nguyên tắc “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, chủ động thích nghi với từng đối tác, từng hoàn cảnh; kiên trì chọn chính nghĩa, không chọn bên... là hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại.

Nhấn mạnh và làm sâu sắc thêm những vấn đề trên đây chính là nhằm củng cố vững chắc cơ sở lý luận và hiện thực khách quan của xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Đó cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa, ngoại giao.

Chúng ta cũng cần thấy rõ, bất cứ lĩnh vực nào đất nước đạt được thành tựu quan trọng thì ở chiều đối nghịch, các thế lực thù địch cũng ra sức sử dụng các phương thức, thủ đoạn thâm độc hòng phủ nhận thành quả, làm lung lay trận địa tư tưởng của Đảng và nhân dân ta. Việc các thế lực thù địch xuyên tạc bằng những luận điệu ngụy biện, phi thực tế, phản khoa học càng chứng tỏ một thực tế hiển nhiên không thể phủ nhận của những thành tựu đối ngoại, ngoại giao và tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Năm nay, đất nước ta kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm là dịp để mỗi người dân Việt Nam bồi đắp tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thêm tin yêu Bộ đội Cụ Hồ. Bám theo dòng chủ lưu này, các thế lực thù địch cũng gia tăng cường độ xuyên tạc, chống phá chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Chủ trương “4 không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) trong đối ngoại quốc phòng chính là sự cụ thể hóa trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Nắm rõ âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, quán triệt, thấm nhuần quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ quốc tế. Cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước cần thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đấu tranh kiên quyết với các hành vi xuyên tạc, chống phá của những đối tượng cực đoan, bất mãn trên các nền tảng mạng xã hội. Bảo vệ tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là cuộc đấu tranh kiên định, kiên trì, kiên quyết và lâu dài. Vì vậy, chúng ta cần vững về mục tiêu, lập trường; chắc về lý luận, sách lược; uyển chuyển về hình thức, giải pháp...

Trước những biến động rất phức tạp trên thế giới và những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã kiên định tính độc lập, tự chủ trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, nêu cao tinh thần hòa hiếu, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược để xử lý đúng đắn, hài hòa quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, các nước lớn và các đối tác quan trọng, cũng như các tình huống phức tạp về biên giới trên bộ và trên biển, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa...

(Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 19-12-2023)

(còn nữa)

LỮ NGÀN

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” - Bài 3: Kiên định nguyên tắc, vận dụng linh hoạt (Tiếp theo và hết)

 


Thực hiện trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ ở tầm vĩ mô mà cần được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả ở từng địa phương, đơn vị cơ sở, từng hoàn cảnh cụ thể.

Đối với các địa phương có đường biên giới với nước bạn; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có yếu tố nước ngoài, bản sắc “Cây tre Việt Nam” còn là văn hóa ứng xử trong quan hệ quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc...

Cụ thể hóa bằng những mô hình hiệu quả

Trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 khẳng định: Quân khu 7 là địa bàn trọng điểm chiến lược quốc gia, có đường biên giới trên bộ giáp với nước bạn Campuchia dài hơn 627km, đi qua 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Long An. Các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu. Sự cụ thể hóa trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” trong hoạt động đối ngoại quốc phòng đã được Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 7 quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện bằng những mô hình hiệu quả trên thực tế. 

Đến nay, Quân khu 7 và các đơn vị, địa phương thuộc Quân khu đã xây dựng mối quan hệ kết nghĩa với 87 đơn vị Quân đội Hoàng gia Campuchia. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, định kỳ tổ chức giao ban, giao lưu theo phân cấp, tuần tra chung; tổ chức đoàn qua lại thăm hỏi, chúc mừng nhân các ngày lễ, sự kiện. Quân khu 7 luôn quan tâm giúp bạn cả về vật chất và tinh thần, coi nhau như anh em, cùng đoàn kết, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển. Các đơn vị bạn cũng rất nhiệt tình giúp đỡ chúng ta về nhiều mặt, nhất là công tác phối hợp duy trì sự ổn định đường biên giới; đấu tranh phòng, chống tội phạm; giúp đỡ các đội công tác làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng theo định hướng của Đảng, những năm qua, Quân khu 7 luôn thể hiện vai trò nòng cốt giữ vững ổn định chính trị, ngày càng củng cố mối quan hệ thân thiết với các đơn vị, địa phương nước bạn, xây dựng nhiều mô hình điểm dân cư, cụm dân cư liền kề các chốt dân quân, đồn trạm biên phòng biên giới. Các mô hình hiệu quả ở Quân khu 7 đã được Bộ Quốc phòng chọn làm điểm, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức cho các đơn vị, địa phương trong cả nước tham quan, áp dụng...

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa / VOV.vn 

Trong chuỗi chương trình “Xuân quê hương 2024” đón Tết Giáp Thìn diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, các đại biểu kiều bào khắp nơi trên thế giới đã cùng Đảng bộ, chính quyền, dân và quân Thành phố mang tên Bác và đông đảo du khách hòa chung bầu không khí đoàn kết, vui tươi, ấm áp. Tâm tình với kiều bào cùng đón xuân quê hương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Thành công của kiều bào là niềm tự hào của đất nước, quê hương! Chủ tịch nước mong kiều bào ta ngày càng phát triển, thành công, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhiều đại biểu kiều bào cũng chân thành chia sẻ, dù ở đâu, làm gì, bà con mình vẫn luôn giữ vững cốt cách, tâm hồn Việt Nam. Giữ cho “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” như bản sắc “Cây tre Việt Nam” chính là cách để người Việt Nam tạo dựng niềm tin, uy tín, tình cảm... đối với bạn bè quốc tế.

Những thành tựu từ thực tiễn và sự thẩm thấu, thấm nhuần đường lối đối ngoại, sách lược ngoại giao của Đảng, Nhà nước thông qua các mô hình, chương trình hoạt động cụ thể chính là bằng chứng sinh động góp phần đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch.

Đi sâu vào những góc nhìn cận cảnh trên thực tế như trên để thấy, ngoại giao “Cây tre Việt Nam” không chỉ là sứ mệnh “quốc gia đại sự”, mà nó cần được cụ thể hóa bằng những kết quả, mô hình giàu tính thuyết phục ngay từ cơ sở. Phương châm ấy cùng với cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả từ những mô hình ở cơ sở cần tiếp tục phát triển, nhân rộng, đi vào chiều sâu, góp phần tạo sức mạnh mềm của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Phải nhấn mạnh vấn đề này, bởi trong đời sống xã hội, không ít người vẫn cho rằng, nói đến đối ngoại, ngoại giao là công việc của Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Suy nghĩ phiến diện đó dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ, không chịu học tập, nghiên cứu, hiểu biết mơ hồ về đường lối, chủ trương của Đảng và bản chất ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Những khoảng trống, lỗ hổng trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và công dân chính là môi trường để các tư tưởng phản động, thù địch lợi dụng “ký sinh”, xâm nhập, làm nảy sinh các hành vi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, rất nguy hiểm.

Linh hoạt, sáng tạo “lấy xây để chống”

Cùng với kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang triển khai mạnh mẽ các phong trào, chương trình, kế hoạch... hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm đất nước thống nhất vào năm 2025. Những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này cũng chính là đề tài xuyên tạc, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch. Thời gian gần đây, không gian mạng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ, phá hoại mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; cổ xúy các hành vi khủng bố, kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động của cái gọi là “phục quốc”, “quốc hận”... Thậm chí, họ coi các đối tượng khủng bố tấn công trụ sở công an xã ở Đắk Lắk (đã được đưa ra xét xử trước pháp luật và công luận) vừa qua là những “người hùng” và kêu gọi, kích động đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên “noi theo”...

Những thông tin xuyên tạc, sai trái này đều phục vụ cho ý đồ phá hoại chính sách hòa hợp dân tộc, kích động hận thù, bóp méo, bôi đen trang sử vẻ vang của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong một video clip được đăng tải trên tài khoản của một đối tượng người Việt ở hải ngoại vừa qua, bằng thủ đoạn cóp nhặt thông tin, “xào xáo” tư liệu, người này cùng với một số “học giả” lớn tiếng cho rằng, chính sách ngoại giao hiện thời của Việt Nam đang “thoái trào” và sẽ nhanh chóng “chết yểu”. Để đưa Việt Nam phát triển, họ lớn tiếng yêu cầu chúng ta phải thay đổi chính sách đối ngoại, ngoại giao, dựa hẳn vào Hoa Kỳ và phương Tây, tạo thế và lực chống lại sự can thiệp, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sở dĩ phải nêu dẫn chứng này bởi những thứ mà các “nhà nghiên cứu” dạng này rêu rao, “dương Đông kích Tây” đều là những luận điệu phi lý, cũ rích, nhai đi nhai lại. Nhưng vì nhiều lý do, tài khoản trên mạng xã hội của họ vẫn có nhiều người tương tác; những luận điệu xuyên tạc này vẫn được không ít người tung hô, cổ xúy. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận người dân dễ dàng bị các đối tượng này “dắt mũi” là kiểu tư duy “hóng hớt”, hiểu biết vấn đề chưa đến nơi đến chốn, có tư tưởng dao động, ngả nghiêng...

Để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, cần kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, “lấy xây để chống”. Trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam” cần được thấm nhuần, thông suốt, thống nhất từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị cơ sở. Mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào môi trường quan hệ quốc tế phải đồng thời là những “sứ giả” hành động vì lợi ích, vị thế của quốc gia, dân tộc. Muốn vậy thì cần thể hiện rõ ý chí quyết tâm, nhất quán tinh thần: “Tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”...

LỮ NGÀN

Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

 

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã trắng trợn xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta có liên quan về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Họ vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”, “lúc nào cũng chỉ muốn đối thoại, đàm phán hòa bình nên để nước ngoài lấn tới...”; "không đủ năng lực và không đủ quyết tâm để bảo vệ chủ quyền biển, đảo”...

Từ đây, các đối tượng ra sức xuyên tạc sự thật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có biển trong khu vực Biển Đông; tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tâm lý bài nước này, thân nước kia; kích động sự chống đối Đảng, Nhà nước; hạ thấp vị thế, vai trò, sức mạnh của Quân đội; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không”, đòi Đảng ta “thực hiện liên minh quân sự” để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển... 

Có thể thấy, những luận điệu trên hoàn toàn là sự xuyên tạc trắng trợn, kích động với dụng ý phá hoại. Sự thật là nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đặc biệt coi trọng, đang được tiến hành một cách đồng bộ, bài bản, kiên quyết, kiên trì, kiên cường và khôn khéo.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
 Đoàn công tác Vùng 2 Hải quân ra thăm, động viên các chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1/12 - cột mốc chủ quyền trên thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thứ nhất, đường lối, chính sách, các chiến lược, kế hoạch... phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều khẳng định rất rõ ràng, biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của Việt Nam. Ngay từ thời điểm đang phải dồn toàn lực để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù khó khăn trăm bề, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã kịp thời đưa lực lượng, phương tiện đi giải phóng các đảo từ tay chế độ cũ, thể hiện tầm nhìn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tất cả lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển Việt Nam đã được luật pháp quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã nhiều lần phát ngôn công khai, khẳng định rõ lập trường, quan điểm nêu trên.

Hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Điều đó được thể hiện rõ qua các văn kiện của mỗi kỳ đại hội Đảng. Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn ưu tiên dành mọi nguồn lực tốt nhất cho nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm bám biển, làm giàu từ biển. Nhiều ngành kinh tế biển được chú trọng như khai thác dầu khí, vận tải biển, điện gió ngoài khơi, du lịch biển, đảo, phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... Tất cả hoạt động kinh tế biển đó thể hiện tính chất của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện sách lược gắn kinh tế với quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.

Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước ta thực hiện triết lý “Ngoại giao cây tre” mà bản chất là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt. Mục tiêu lớn nhất là tránh được xung đột, không để xảy ra chiến tranh, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng đồng thời bảo vệ được lợi ích quốc gia-dân tộc với quyết tâm cao nhất. Chúng ta biết nhu, biết cương, biết thời thế, biết thực lực, biết mình, biết người, biết tiến, biết lui đúng lúc, hợp thời. Đó cũng là thực hiện triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Lạt mềm buộc chặt” mà ông cha ta đã đúc rút từ các bài học đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn.

Thứ tư, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, với trang bị, phương tiện ngày càng đồng bộ, hiện đại đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các lực lượng nêu trên luôn có tinh thần, quyết tâm cao, kiên quyết, kiên trì, kiên cường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không có chuyện “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”... như kẻ xấu xuyên tạc, vu cáo.

Thứ năm, Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công tác tuyên truyền đã thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự quản lý thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, tạo đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Do đó, những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo rõ ràng là xuất phát từ những mưu đồ đen tối, âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời.

HỒ QUANG PHƯƠNG

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!

 


Sau khi thủ đoạn tung những video clip dàn dựng, cắt ghép, sưu tầm từ nhiều năm trước về cảnh “đi bộ đội bị lính cũ bắt nạt hoặc phải làm việc cực nhọc” bị bạn đọc bóc mẽ, vạch trần, một số trang mạng phản động, trong đó có Việt Tân tiếp tục dùng chiêu trò khác nhằm kêu gọi thanh niên trốn tránh nhập ngũ để thực hiện âm mưu chống phá đất nước ta.

Chúng tung tin rằng: Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ (!)

Nghe luận điệu tuyên truyền “bẩn” này, thấy ngay sự nham hiểm nhưng lại rất ngô nghê của những kẻ có mưu đồ đen tối. Bởi vì chúng cho rằng 2 năm nhập ngũ là lãng phí thời gian, nhưng tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đều hiểu rõ Quân đội như trường học lớn, là môi trường rất tốt để thanh niên học tập, rèn luyện, từ đó trưởng thành hơn.

Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, tất cả thanh niên Việt Nam sau một thời gian nhập ngũ đều có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt. Hầu như ai hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cũng có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, bản lĩnh, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong... chững chạc hơn, tốt hơn so với trước khi nhập ngũ.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Minh họa: HẢI LÂM 

Thực tế là đại đa số các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều ưu tiên tuyển chọn người đã được học tập, rèn luyện qua môi trường Quân đội, bởi họ thường có phẩm chất, năng lực, uy tín cao hơn.

Thực tế trong các đợt tuyển quân hằng năm thì luôn có hàng vạn thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Họ vừa tự giác thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, vừa muốn được học tập, rèn luyện trong môi trường Quân đội để trưởng thành, có đủ hành trang cần thiết lập thân, lập nghiệp một cách tự tin, bền vững. Như huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang năm nay có 100% thanh niên nhập ngũ viết đơn tình nguyện nhập ngũ; trong tổng số công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự đầu năm 2024 của tỉnh Hà Giang có gần 70% viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Có những gia đình cả hai, ba anh em ruột cùng xung phong nhập ngũ một đợt (như Nguyễn Khắc Tự Hiền Phúc, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhơn, Nguyễn Khắc Tự Hiền Nhân ở phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).

Chắc chắn, chẳng có người hiểu biết nào lại dại dột tin vào luận điệu tuyên truyền “bẩn”, rằng “Thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí mất 2 năm tuổi trẻ” (!). Nghe theo lời xúi dại ấy, có khi tự đẩy mình vào ăn chơi sa ngã, vi phạm pháp luật, đánh mất tương lai.

BINH NHẤT