Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Tham nhũng, chống tham nhũng - xưa và nay


Nói đến tham nhũng và chống tham nhũng thì ai cũng biết đó là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành tranh đấu bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là bằng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nêu rõ, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam


Đất nước ta vừa đi qua năm Bính Thân 2016 - năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng với rất nhiều các sự kiện sôi động và phong phú. Nổi bật là chúng ta đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, nhân sự bộ máy nhà nước, giữ vững ổn định chính trị và khẩn trương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc cụ thể


Nói đến phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương Tây và nhất quán trong diễn đạt.
Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc và công cụ giao tiếp giữa người với người để chỉ ra lẽ phải, tuyên truyền và tổ chức Nhân dân, soi sáng ý nghĩ và cảm hóa tấm lòng của người đọc, người nghe.
Cách viết, cách nói của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn thích hợp để trả lời bốn câu hỏi cơ bản do Người đề ra đã gần nửa thế kỷ, trùng hợp với những câu hỏi của ngôn ngữ học hiện đại, đó là:Viết và nói để làm gì? (mục tiêu).Viết và nói cho ai? (đối tượng).Viết và nói cái gì? (nội dung).Viết và nói thế nào? (phương pháp).
Sự trùng hợp này thêm một lần nữa chứng tỏ tầm nhìn xa rộng và tài năng đặc biệt của Hồ Chí Minh. Trả lời đúng bốn câu hỏi trên đây là vô cùng khó, đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực, phẩm chất và phong cách tư duy.
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thật để cung cấp cho người nghe lượng thông tin ngắn gọn, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên mà Người đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói và viết: “Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu”, nói, viết. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh còn là diễn đạt ngắn gọn. Ngắn gọn trong cách nói, cách viết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt nội dung thì phải cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, ý thừa, chữ thừa, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Một đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Tính dễ hiểu theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “... phải viết cho đúng trình độ của người xem”. Cán bộ tuyên truyền khi nói, viết “nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích”.

LỘNG NGÔN

       

        Nhân đọc bài Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước? của tác giả Ngọc Ẩn ngày 30/12/2016 trên blog Danlambao với những lời lẽ đầy hằn học và mang tính kích động, nói xấu, xuyên tạc Đảng, cách mạng Việt Nam. 
          Tác giả Ngọc Ẩn cho rằng Chủ nghĩa Cộng sản kêu gọi đấu tranh giai cấp. Lúc đầu là đấu tranh giữa giai cấp công nhân, nông dân nghèo và chủ nhân. Sau khi giới chủ nhân bị Đảng Cộng sản cướp hết tài sản, đấu tố, giết hoặc đày đi lao động khổ sai và chết trong rừng. Kế đến là Cộng sản đấu tranh, giết hại người trí thức. Một đất nước mà nhóm cầm quyền không biết tôn trọng nhân tài, người biết phát triển kinh tế và trí thức bị đào tận gốc, tróc tận rễ thì đất nước đó phải hoang tàn... 
         Vậy thưa tác giả Ngọc Ẩn, sao Ông không nhìn vào thân phận của những tầng lớp và giai cấp đó trước và sau cách mạng? Dưới ách thống trị và bóc lột của thực dân đế quốc nông dân và công nhân có được coi là con người không hả Ông?Thuế thân là thứ thuế gì và tính chất vô nhân đạo của nó như thế nào Ông biết rõ chứ? Ông đã đọc bất kỳ một tác phẩm Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 nào chưa? Vợ nhặt của Kim Lân? Chí Phèo của Nam Cao?...đó là hình ảnh đại diện của người nông dân Việt Nam khi cách mạng chưa thành công đấy ông à.
      Còn giai cấp công nhân thì sao? Thời Pháp thuộc họ là phu mỏ, phu đồn điền, họ bán sức lao động để nhận về đồng lương chết đói, thường xuyên bị đánh đập, đàn áp…và cũng có biết bao tài liệu đã nói về thân phận của họ. Đón nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin, họ đã được giác ngộ, họ thấy được sức mạnh và vai trò của mình trong cách mạng giải phóng dân tộc, họ đã trở thành giai cấp tiên phong, trở thành người làm chủ thực sự của xã hội – thực tế là câu trả lời thuyết phục nhất.
       Còn tầng lớp trí thức thì chắc chắn rằng càng phân biệt rõ trắng đen, tốt xấu, bạn thù, vì vậy họ đã hăng hái tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến. Những con người như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh, cụ Huỳnh Thúc Kháng cho đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Trần Đại nghĩa…cả dân tộc và thế giới đều nghiêng mình kính phục đấy Ông à.
      Bản thân Ông cũng là trí thức, và nếu trong người ông cũng mang dòng máu con Lạc cháu Hồng thì hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết, đừng vì một động cơ đê hèn mà bán rẻ lương tâm!
   NHN