Social Icons

Pages

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

 KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

         

Mới đây, trên trang BBC News Tiếng Việt có đăng bài viết “Có vùng cấm?” với một dấu hỏi chấm, rồi nhắc lại câu nói của ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sau sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin thôi giữ các chức vụ được giao do vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm. Bài viết có đề cập đến câu hỏi: “Phải chăng chiến dịch “đốt lò” có vùng cấm? Phải chăng khi làm đến một vị trí nào đó thì người ta cùng lắm chỉ bị kỷ luật, cách chức chứ không bị xử lý trước pháp luật?”

Xin thưa: BBC News đã “không biết thì dựa cột mà nghe”

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC: QUYẾT TÂM, QUYẾT LIỆT, ĐỒNG LÒNG, NHÂN DÂN TIN TƯỞNG

(SQCT) -Năm 2012, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) được thành lập đã tạo cơ sở pháp lý và hiệu lực cao hơn trong việc PCTNTC. Với bước ngoặt này, công tác PCTNTC đã đạt được nhiều kết quả toàn diện, mang lại niềm tin rất lớn của nhân dân. Trong hơn 10 năm qua, hàng chục nghìn đảng viên đã bị thi hành kỷ luật, hàng loạt đại án đã được đưa ra xét xử. Tính riêng nhiệm kỳ khóa XII, hơn 87.000 đảng viên bị kỷ luật, tăng 18% so với nhiệm kỳ XI. Từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII, các tổ chức Đảng và các đảng viên sai phạm tiếp tục bị đưa ra xử lý. Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kiến nghị thi hành kỷ luật 14 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 40 cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị “mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

                                                   “KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ VÙNG CẤM”                                                              

(SQCT) -Hiện nay, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào. Đây là quan điểm rất đúng đắn trong công tác xử lý sai phạm của cán bộ, đảng viên vi phạm mà trước kia dường như mới chỉ làm được “phần ngọn”. Thậm chí trước đây có tình trạng cứ nghỉ hưu là coi như “hạ cánh an toàn”, nhưng nay thì có những đồng chí đã nghỉ hưu nhiều năm nay, nếu phát hiện ra sai phạm cũng phải chịu kỷ luật - bị khai trừ khỏi Đảng và phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm xảy ra trong phạm vi đồng chí ấy quản lý.

 KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TIÊU CỰC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

(SQCT) -Trong thời gian gần đây, khi những vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng với tính chất phức tạp được đưa ra xét xử và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Điều đó thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

(SQCT) -Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai
.

Một cơ quan, tổ chức bị lũng đoạn bởi thói xu nịnh sẽ suy thoái, đánh mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, không thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.  

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

 DŨNG KHÍ CỦA ‘BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LUÔN TƯƠI SÁNG MÀU CỜ, SẮC ÁO

Lợi dụng việc Đảng, Nhà nước ta xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta cho rằng: “Vấn đề nhân sự do Đại hội XIII của Đảng có nhiều sai sót, đã để một số quan chức “đội lốt cán bộ, đảng viên” chui sâu vào bộ máy của Đảng”, đã “leo lên những chiếc ghế cao”… Có ý kiến cho rằng, “nguyên nhân của sự tha hóa, biến chất ở một số cán bộ, đảng viên là do tham nhũng”, “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng lẫn nhau” và “lợi ích nhóm”... Từ đó, họ quy kết, vu cáo “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; đã đề ra chủ trương, biện pháp “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

 SỰ QUAN NGẠI KHÔNG ĐÁNG CÓ

Trên VOA Tiếng Việt vừa phát đi bản tài liệu cho rằng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về việc những người thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bị kết án, bao gồm 5 bản án kể từ tháng 1-2024 đến nay… Qua bản tài liệu này cho thấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiếu thiện chí, hiểu chưa đúng quan điểm, chính sách của Việt Nam về quyền con người. Đây là một sự quan ngại không đáng có.

 KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TIÊU CỰC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

(SQCT) -Trong thời gian gần đây, khi những vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng với tính chất phức tạp được đưa ra xét xử và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Điều đó thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

 Bài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam

LOẠT BÀI: KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
(SQCT) -Mặc dù các quyền con người là tự nhiên, vốn có nhưng về đối nội, để các quyền đó được hiện thực hoá thì cần có vai trò của Nhà nước. Về đối ngoại, Việt Nam nhận thức rõ việc đảm bảo các quyền cho người dân tộc thiểu số (DTTS) chính là biểu hiện cao nhất của việc thực thi Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982.

Bài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt Nam

LOẠT BÀI: KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
(SQCT)- Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách thông tin sai lệch bản chất chính sách dân tộc nhằm gây hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhận diện luận điệu, thủ đoạn của chúng để nâng cao cảnh giác, đấu tranh phản bác, đồng thời khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng về vấn đề dân tộc là rất quan trọng.

 Bài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

LOẠT BÀI: KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
(SQCT)- Thừa nhận và đảm bảo quyền con người là một chỉ báo đánh giá sự phát triển văn minh, tiến bộ của mỗi xã hội, là cơ sở để Nhà nước ghi nhận và đảm bảo quyền cho người dân. Trên quan điểm đó, Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) và là thành viên tích cực thực hiện theo đúng các nội dung của Công ước này.

Bài 1: Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc

Ngày 19/12/2023, ngành Ngoại giao tổ chức Hội nghị lần thứ 32. Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay”.

 Bài 1: Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc

LOẠT BÀI: KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
(SQCT) -Từ chủ trương, đường lối đến hiện thực cuộc sống đều là những luận cứ đanh thép, thuyết phục, có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc; bác bỏ những luận điệu sai trái, vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phủ nhận thành tựu bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số và lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động, chia rẽ, tạo sự bất ổn về chính trị ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta.

Sinh thời, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”[1].

 Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!

Nhận dạng chiêu trò "đề cao để hạ bệ"

 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

 

Không ngừng nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ

 

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái tác động tiêu cực đến xây dựng ý thức xã hội mới

 

Chớ “lớn tiếng” xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam!


Việt Nam không chỉ thực thi, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ở trong nước một cách nghiêm túc, nhất quán, liên tục, mà còn nỗ lực góp phần quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu

Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ nhận thức rõ nhân quyền/quyền con người là giá trị phổ quát đối với nhân loại, mà còn chú trọng thực thi đầy đủ, nghiêm túc, trách nhiệm nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tiễn. Càng nhiều khó khăn, thử thách, Việt Nam càng coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Vì thế, những luận điệu quy chụp rằng Việt Nam “đàn áp” người “dũng cảm” đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; Việt Nam “triệt tiêu nhân quyền” và ở Việt Nam thì “nhân quyền chỉ còn ở trên giấy” chính là sự suy diễn phản động nhằm xuyên tạc, bẻ cong sự thật của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, cơ hội!

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành

Sáng 4-4, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra công tác huấn luyện, hợp luyện lực lượng diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Việt Nam luôn xác định ngoại lực có vai trò quan trọng, đột phá

 (ĐCSVN) - Với tinh thần chân thành, tin cậy, sẻ chia, cùng hợp tác, cùng phát triển, trong bối cảnh thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, Phó Thủ tướng tin tưởng Chương trình VELP 2024 sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề mang tính chiến lược, định hình tầm nhìn cùng những khuyến nghị cụ thể, thực chất cho Việt Nam.

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự VELP 2024 tại Đại học Harvard, Boston, Hoa Kỳ 

Từ ngày 01 - 03/4/2024, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo cao cấp (VELP) 2024 tại Đại học Harvard, Boston, Hoa Kỳ.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh qua 8 lần tổ chức thành công, Chương trình VELP đã trở thành một trong những chương trình đối thoại, tư vấn chính sách uy tín, thông qua trao đổi và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết, củng cố lòng tin, mở ra những cơ hội hợp tác thiết thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

 (ĐCSVN) - Ngay khi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình khoa học có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam thời gian qua.

Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Phục vụ Đại hội XIV

 (ĐCSVN) – Sáng 7/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Phục vụ Đại hội XIV chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban.

Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu Kết luận phiên họp

Tại phiên họp, đồng chí chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng trình bày dự thảo Kế hoạch tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; Dự thảo Kế luận phân công nhiệm vụ tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thảo luận góp ý vào các dự thảo, các đồng chí thành viên Tiểu ban đã làm rõ thêm các nhóm nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các thành viên Tiểu ban cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan.

Nâng cao tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí

 (ĐCSVN) - Nâng cao tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, cần có những giải pháp hữu hiệu, khả thi để tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí.

Đồng chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng trình bày tham luận tại Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024. (Ảnh: nguoilambao.vn)

Tính định hướng và tính hấp dẫn của báo chí có quan hệ mật thiết

Theo đồng chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, hiện nay, tỷ lệ bài viết có tính chuyên sâu, chuyên ngành của nhiều tạp chí, nhất là trên loại hình điện tử, trong nhiều thời điểm chưa cân đối với số tin, bài đăng tải; nhiều tạp chí điện tử, loại hình điện tử của tạp chí vẫn thể hiện xu hướng thông tin sự kiện, dẫn đến thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích, tính chất hoạt động của tạp chí”. “Vẫn còn có thông tin chưa bám sát chỉ đạo, định hướng của cơ quan chức năng, thông tin thiếu nhạy cảm ảnh hưởng đến công tác đối ngoại, có những vụ việc thông tin báo chí khai thác đậm nét song chưa thể hiện đúng bản chất dẫn đến dư luận có hoài nghi”. “Đối với phát thanh, truyền hình: Chưa có nhiều chương trình thật sự hấp dẫn, có tính phát hiện, định hướng có chiều sâu… việc đầu tư cho các chương trình nghệ thuật phục vụ chính trị còn hạn chế”. “Dấu hiệu “báo hoá” tạp chí vẫn còn thể hiện, nhất là việc cử phóng viên tác nghiệp, thu thập tư liệu về những lĩnh vực không phù hợp tôn chỉ, mục đích”…

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 (ĐCSVN) - Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ IV do Thành ủy Hà Nội phát động nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.


Các đại biểu Trung ương và thành phố Hà Nội ấn nút phát động cuộc thi. 

Ngày 8/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ IV năm 2024.

Tham dự có các đồng chí: Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 35 thành phố Hà Nội; Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 thành phố cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Nghiên cứu lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 (ĐCSVN) - Những năm qua, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã quán triệt, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, trong đó đã thể hiện rõ vai trò của nghiên cứu lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự là cơ quan nghiên cứu khoa học đa ngành có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết, phát triển và ứng dụng tri thức khoa học xã hội nhân văn vào lĩnh vực quân sự. Những năm qua, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận chính trị. Qua đó, trực tiếp góp phần quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cụ thể, công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã góp phần tổng kết, bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, hằng năm, Viện đã tổ chức nghiên cứu khoa học chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy và quản lý tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị và Học viện Chính trị; triển khai đồng bộ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhiều loại hình nghiên cứu, cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; cả nghiên cứu lý luận chính trị, cả tổng kết thực tiễn với nhiều loại hình và quy mô đề tài khác nhau, nhiều chuyên đề khoa học, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt học thuật, biên soạn sách, viết báo, tạp chí và thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết lý luận do Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Học viện Chính trị giao. Trong đó, đã tâp trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới.

Đặc biệt, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã có đóng góp quan trọng vào việc tổng kết công tác lý luận trong thời kỳ đổi mới; tổng kết nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; tổng kết quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam và 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; nghiên cứu, tổng kết đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu kiện toàn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp quốc phòng.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu lý luận chính trị của Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự còn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, Quân đội hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, xây dựng quân đội tinh nhuệ về chính trị trong tình hình mới.

Hội thảo đề cương chi tiết xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh nhuệ về chính trị trong tình hình mới do Viện Khoa học xã hội  và Nhân văn Quân sự chủ trì thực hiện. (Ảnh: Ngọc Tân). 

Viện đã triển khai đồng bộ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhiều loại hình nghiên cứu, trong đó nghiên cứu lý luận chính trị của Viện được đẩy mạnh. Tập trung nghiên cứu tổng kết quá trình hình thành, phát triển chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam, qua đó đóng góp quan trọng vào việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đóng góp quan trọng vào việc bổ sung và phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh nhuệ về chính trị trong điều kiện mới.

Với kết quả nghiên cứu lý luận nói chung và nghiên cứu lý luận chính trị nói riêng, Viện đã tham mưu, đề xuất và trực tiếp nghiên cứu nhiều vấn đề mới đặt ra trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Các công trình nghiên cứu của Viện đã cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng, quân sự Việt Nam, góp phần phát triển và từng bước hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội tinh nhuệ về chính trị trong thời kỳ mới.

Đặc biệt, công tác nghiên cứu lý luận chính trị của Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự cũng góp phần cung cấp luận cứ, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.

Là một trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự của quân đội, Viện đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với nhiều cách thức, phương pháp hiệu quả. Trong đó, coi trọng nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, góp phần nhận diện rõ hơn, đầy đủ hơn về các thế lực thù địch, đề xuất đúng, trúng các nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh. Thông qua đề tài khoa học, sách, hội thảo, các bài báo, bài viết chính luận đấu tranh có tính lý luận và thực tiễn cao, giàu tính thuyết phục, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích, nêu bật giá trị, sức sống, khả năng tiếp thu và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Làm rõ bản chất cách mạng, khoa học của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao trong quán triệt, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống. Phản bác kịp thời những luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Vạch mặt những thủ đoạn lợi dụng dân chủ, núp bóng “phản biện” bóp méo các chủ trương, chính sách trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học, quốc phòng - an ninh, đối ngoại gây sự phân tâm, giảm sút lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Đây có thể coi là những điểm mấu chốt của đổi mới, nâng cao chất lượng đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Viện trong tình hình mới.

Hiện nay, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định rõ yêu cầu: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (1). Quán triệt sâu sắc quan điểm nói trên, để phát huy vai trò nghiên cứu lý luận chính trị ở Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng nghiên cứu lý luận chính trị ở Viện. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; mà nội dung chủ yếu là phải thường xuyên quán triệt đầy đủ, sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu lý luận chính trị; cấp ủy, chỉ huy các cấp phải coi trọng việc quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ đảng viên, cán bộ nghiên cứu; tăng cường hội thảo, tọa đàm, trao đổi nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nghiên cứu lý luận chính trị ở Viện.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của người chỉ huy các cấp đối với nghiên cứu lý luận chính trị, làm cho hoạt động này luôn được lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, bảo đảm tính khoa học và giữ vững định hướng chính trị trong nghiên cứu. Cùng với tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị, phải bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng ủy, quản lý của Chỉ huy Viện; phát huy vai trò của các chi bộ, chi ủy các ban nghiên cứu; xây dựng Viện, các ban vững mạnh toàn diện, ngang tầm, đủ sức lãnh đạo hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu lý luận chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của cán bộ nghiên cứu khoa học, trong thời gian tới, Đảng ủy, Chỉ huy Viện sẽ tập trung vào tuyển chọn, tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị; đồng thời yêu cầu phải bồi dưỡng nâng cao tri thức, trình độ, đúc rút phương pháp, qua thực tiễn triển khai các công trình, đề tài nghiên cứu lý luận chính trị; làm tốt công tác quản lý, đánh giá, luân chuyển, bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị; coi trọng phát huy tính chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ, phấn đấu, tu dưỡng, học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phong cách công tác.

Bốn là, xác định chính xác các nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp nghiên cứu lý luận chính trị. Đây là một trong những yêu cầu rất cao nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu lý luận chính trị của Viện trong thời gian tới. Trong đó, cần tập trung xác định những vấn đề lý luận quan trọng đã được vận dụng và đang nảy sinh đặt ra, đón trước các vấn đề cần nghiên cứu tổng kết trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội tinh nhuệ về chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; những vấn đề về giữ vững bản chất chính trị của Quân đội, nguyên tắc lãnh đạo và tổ chức quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Đồng thời, phải coi trọng vận dung phương pháp nghiên cứu lý luận chính trị, thực hiện đa dạng các loại hình, cấp độ nghiên cứu, làm cho hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị của Viện ngày càng đi vào chiều sâu, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao./.

Tài liệu tham khảo:

(1). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 183.

Ths Phạm Chí Thịnh - Ths Phạm Hồng Hải