Social Icons

Pages

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa trong đổi mới giáo dục


Khuynh hướng  phi chính trị hóa trong đổi mới giáo dục cho rằng, xu thế hội nhập hợp tác quốc tế các nền giáo dục phải thâm nhập vào nhau, cùng nhau phát triển. Giáo dục không còn tính giai cấp, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ký hiệp ước GATS công nhận giáo dục là một dịch vụ đồng nghĩa với giáo dục được tự do chuyển giao xuyên biên giới. Thực chất của khuynh hướng này là phi chính trị hóa giáo dục dẫn đến xóa bỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng về giáo dục và cuối cùng làm chệch hướng mục tiêu lý tưởng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước khuynh hướng đó, chúng ta cần phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, cần phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để giải quyết các vấn đề giáo dục.
NVT./.

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG “CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA” HIỆN NAY


Thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”... thì các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch cho rằng đó chẳng qua chỉ là những cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ” hoặc chỉ là để “trả thù, triệt hạ tay chân” của người này, người khác.
Có thể khẳng định, tất cả những luận điệu xuyên tạc, bóp méo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” trên các mạng xã hội trong và ngoài nước thời gian qua đều nhằm hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn có những vấn đề chưa được giải quyết. Không phủ nhận rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt, khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn của nhân dân. Tham nhũng hình thành từ lâu. Chống tham nhũng phải xem xét toàn diện, những vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp lý đến chuyển sang các cơ quan tư pháp, xem xét về mặt hình sự… là điều tất nhiên.

Người lính Bộ đội Cụ Hồ đội mũ nồi xanh

   Hình ảnh người lính Bộ đội Cụ Hồ tham gia giúp đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam; còn đối với những người dân nghèo khó ở Bangui - Thủ đô của đất nước Trung Phi xa xôi, thì đây dường như là một hình ảnh rất lạ đối với họ.
    Đó chính là những việc làm của Trung tá Lê Ngọc Sơn - Sĩ quan Tham mưu tác chiến tại Trung tâm Tác chiến Quân sự thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).

Mẹ Nấm sang Mỹ-trò đánh bóng rẻ tiền!


Những ngày qua các “bang nhóm rận” có vẻ rất hả hê về việc blogger Mẹ Nấm được cấp visa tỵ nạn ở thiên đường “dân chủ” Mỹ, chúng xem như đó là thắng lợi của khuynh hướng “đấu tranh” vì “nhân quyền”, “môi trường”,... ở Việt Nam. Các trang mạng ra sức đăng tin, bài, phô trương sự kiện trên khiến nhiều người hiều nhầm về bản chất của sự việc.
     Trước hết, việc cần phải hiểu rằng mọi hành động chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa đều phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là do nhân nhân ta đã lựa chọn từ trong cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay, Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đấu tranh quyết liệt với quan liêu, tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tất cả những thành tựu đó xứng đáng được ghi nhận, hành động của Mẹ Nấm rõ rằng đã vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN


Mỗi khi một bậc tiền bối cách mạng ra đi là lòng tiếc thương lại trào lên trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Những hình ảnh, những kỷ niệm, những câu chuyện đẹp về những con người ấy lại râm ran.
Trong những ngày ngậm ngùi tiễn đưa nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, ngoài câu chuyện xung quanh những quyết định lớn của đồng chí trên cương vị trọng trách thì cán bộ và người dân hay nhắc đến hình ảnh cương trực, năng nổ của người lãnh đạo trong bộ quần áo giản dị. Gần gũi hơn là những chuyện “Bác Mười” với người dân, với thanh, thiếu niên; tính ham học hỏi, ham đọc sách và đồ vật giá trị nhất trong căn nhà của bác là những chiếc tủ đầy sách… Những hình ảnh, câu chuyện ấy phản ánh chân thực về nhân cách người cách mạng nên rất tự nhiên, ăn sâu vào lòng người.
Nhân cách của con người nói chung là tổng hòa nhiều phẩm chất đạo đức. Nói đơn giản, người có nhân cách là người tử tế. Nhân cách của người cán bộ, đảng viên chính là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như Chủ tịch Hồ Chí Minh-người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã khái quát. Gọn hơn, Người nói: “Dĩ công vi thượng”-đặt việc công lên trên hết.
Ôn nhớ, truyền lan những tấm gương của tiền nhân, những đồng chí lãnh đạo mẫu mực của Đảng, Nhà nước hay những hình ảnh, câu chuyện tốt đẹp trong xã hội đương thời, cán bộ, nhân dân ta đương nhiên không thể không tự soi vào chính mình, vào cuộc sống hiện tại. Những chuyện “tiếng lành đồn xa” đi liền với “tiếng dữ đồn xa” chẳng bao giờ thiếu và lắm lúc tiếng dữ át cả tiếng lành. Những vị xa cách người dân, ăn trên ngồi trốc, nói nhiều làm ít… Những vị lợi dụng chức quyền, tiêu xài tiền công lãng phí, bừa bãi, mưu lợi riêng, ăn chặn, ăn đút, ăn to, ăn nhỏ, tham nhũng… Những vị vun vén cho người nhà, người thân, cánh hẩu… Những vị “sáng cắp ô đi tối cắp về” yên phận thủ thường, thụ động chờ đợi, đùn đẩy trách nhiệm… Những vị dẻo mồm, ăn nói ba hoa, thông tin vô trách nhiệm, ngoảnh mặt trước cái sai, cái xấu… Trong mắt mọi người, họ đều thiếu nhân cách hoặc tệ hơn là mất nhân cách. Họ không tôn trọng, không tuân thủ kỷ cương, luật pháp, không tôn trọng mọi người và coi nhẹ danh dự bản thân. Sao có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho những người xung quanh? Người cán bộ, đảng viên có nhân cách, có tấm lòng-không thể như thế! Trong xã hội và ngay trong tập thể gần gũi họ, có biết bao con người trách nhiệm, trong sáng. Hãy coi đó là những tấm gương để noi theo.
TH./.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

TỰ DO, DÂN CHỦ KIỂU MỸ

Một nền tự do dân chủ mà ở đó người giàu mới có cơ hội tham gia chính quyền. Cuộc chạy đua vào Nhà trắng, trong các đợt bầu cử tổng thống Mỹ, ứng cử viên nào có nhiều tiền hơn người đó có khả năng giành thắng lợi cao hơn. Cơ hội thắng cử trong các cuộc chạy đua giành vị trí trong cơ quan công quyền được đo bằng sức nặng của đồng đô la.