Social Icons

Pages

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

LẠI XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM..!

Thực tiễn chứng minh, Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm. Quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm; sự tự do nằm trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật..
Trong thời gian Việt Nam báo cáo kết quả thực thi Công ước quốc tế các quyền dân sự và chính trị tại phiên họp lần thứ 3 Ủy ban công ước về các quyền dân sự và chính trị Liên Hợp quốc vào ngày 11 và 12-3-2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những nhận xét, đánh giá “vô lý” về tình hình nhân quyền năm 2018 của Việt Nam, đi ngược lại xu thế phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Điều này được thể hiện trên những điểm cơ bản như sau:
1. Danh không chính, ngôn không thuận
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có cơ quan chức năng phụ trách về đối ngoại – Bộ Ngoại giao và được gọi khác nhau tương ứng với từng quốc gia nhất định. Tuy nhiên, điểm chung của Bộ Ngoại giao các nước đều là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước mình ở nước ngoài, hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại nước mình… Bộ Ngoại giao Mỹ cũng vậy.
Song, Bộ Ngoại giao Mỹ lại tự cho mình “được có quyền” nhận xét, đánh giá về các vấn đề đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung, vấn đề nhân quyền ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng?
Tiếng nói của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế thông qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao để đưa thông điệp đến các quốc gia trong mối quan hệ song phương, đa phương và thế giới. Những phát ngôn đó đều thể hiện lập trường trong mối quan hệ mang tính chất ngoại giao, hướng tới hòa bình, phát triển, thịnh vượng của nhân loại. Trái ngược với xu thế chung đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tự cho mình cái quyền “được phán xét” tạo sự méo mó, gây phương hại cho các quốc gia “bị phán xét”. Điều này thật “vô lý” trong xu thế “toàn cầu” hiện nay.

SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ “LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TỰ QUYẾT”


Vừa qua, vào ngày 18/3/2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã xét xử các thành viên của tổ chức “Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết” bao gồm: Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã tuyên y bản án sơ thẩm các đối tượng trên với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” lần lượt là: Lưu Văn Vịnh 15 năm tù giam, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù và Phan Trung 8 năm tù về cùng tội danh. Đây là bản án thích đáng cho những kẻ dám coi thường sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Chắc hẳn chúng ta đều biết Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết được thành lập vào ngày 15/7/2016, do đối tượng phản động Lưu Văn Vịnh đăng trên Facebook cá nhân.Trong đó, Lưu Văn Vịnh cũng tự tuyên bố rằng mình là Chủ tịch của Liên minh. Đây là điều hết sức lố bịch bởi lẽ Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967 tại Hải Dương, trong một gia đình “thuần túy nông dân”, sống ở Long An. Tốt nghiệp Trung học năm 1984, từ năm 1987 đến năm 1989, ông Vịnh học trường Công nhân Cơ giới Xây dựng Việt Xô và thành lập một công ty cổ phần xây dựng năm 2009. Từ năm 2014, ông Vịnh bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” được tổ chức bởi nhóm No-U Hà Nội. Từ đó ông Vịnh được các dân chủ gia săn lùng, kết bạn, rủ rê tham gia các cuộc biểu tình, ủng hộ dân khiếu kiện. Sau đó, ông Vịnh tìm cách liên hệ với các nhóm nông dân khiếu kiện tập thể liên quan đến vấn đề đất đai và liên tục tham gia nhiều cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm No-U và Dòng Chúa Cứu thế để khuếch trương thanh thế.

Bồi dưỡng thế hệ trẻ là việc quan trọng

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đó không chỉ là sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, vun trồng cái gốc để sự nghiệp của cha anh luôn được phát triển mà còn là tầm nhìn sâu sắc của Hồ Chí Minh đối với hiện tại và tương lai bền vững của nước nhà.
Nhận thức sâu sắc rằng, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo, v.v.. đối với sự trường tồn của đất nước. Vì vậy, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng và hành động, Hồ Chí Minh không chỉ cuốn hút họ bằng chính những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng của mình mà còn kêu gọi, đánh thức, giác ngộ và cổ vũ họ tham gia cách mạng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để họ được học tập, lao động, cống hiến…

NÓI KHÔNG VỚI TÀ ĐẠO, "BẾN MÊ"

Không khó để gọi tên hoạt động hành lễ “thỉnh vong” và cúng “oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Đó là hoạt động tà đạo trái phép núp bóng và xuyên tạc tinh thần Phật giáo để kiếm lợi bất chính, vừa tinh vi, vừa trắng trợn.
Sự nguy hiểm của hoạt động này cùng những luận điệu phi đạo lý xúc phạm đến vong linh, danh dự của những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, những con người, những gia đình đau khổ vì không may mắn, bệnh tật, rủi ro hay bị kẻ xấu hãm hại. Lý giải những rủi ro, oan khuất bằng nghiệp đời tiền kiếp là phản khoa học, phi nhân tính. Lung lạc tinh thần và trục lợi từ những người không may mắn, thiếu hiểu biết là một tội ác.
Ngay sau khi vụ việc được báo chí phanh phui, vạch trần, các cơ quan Trung ương từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và chính quyền địa phương đã lên tiếng. Những bước điều tra đang được tiến hành, đình chỉ các trang web của chùa Ba Vàng; mức xử phạt hành chính đầu tiên cũng đã được đưa ra. Đáng lưu ý, khi tin tức lan rộng đã có rất nhiều người dân hiểu rõ mình là nạn nhân của vụ tà đạo này. Dư luận mong mỏi và tin tưởng mọi chi tiết, mọi ngóc ngách của hoạt động truyền bá mê tín dị đoan và trục lợi trái phép tại chùa Ba Vàng sẽ được làm rõ người, rõ tội và lên án, trừng phạt nghiêm khắc.

Không chỉ vậy, nhìn rộng ra các hoạt động tâm linh trong xã hội chúng ta hiện nay đang có xu hướng thái quá, thiếu trật tự, xô bồ. Đời sống tâm linh biến thái, lệch lạc kèm theo mê tín dị đoan lan rộng. Nạn cúng bái, thắp hương, đặt tiền trên tượng Phật, làm lễ dâng sao giải hạn cùng gọi hồn, xem số và các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng để kiếm lời đã được nhận diện và từng bước kiềm chế, xóa bỏ. Tuy nhiên, cuộc sống vốn phong phú, đa dạng và nhiều phức tạp, con người vốn phải va vấp với những điều không may, rủi ro, bất trắc. Trong bối cảnh đó, người ta đến với tín ngưỡng, tôn giáo để cầu mong, tìm kiếm sự an ủi, đỡ đần như một chỗ dựa tinh thần trong lành, tin cậy. Tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và cửa Phật nói riêng đã đem lại cho họ đức tin để sống an nhiên, thanh thản bằng giáo lý hướng thiện, tu nhân tích đức, giảm trừ tham, sân, si. Nhu cầu tâm linh đó càng cao thì các cơ sở tôn giáo càng phải thực hành đúng với tinh thần của từng tôn giáo, tín ngưỡng, hiến chương của Phật giáo cùng các quy định của luật pháp, văn hóa. Đáng tiếc, việc lợi dụng hoạt động tâm linh, tín ngưỡng đã và đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Người ta đồn nhau rằng "đền này, phủ này, chùa này thiêng; nếu đã nói đến đức tin, tâm linh mà không đến khấn vái, cúng cầu giải hạn là khó vượt qua hoạn nạn". Người ta còn truyền đi những lời khuyên "nếu đã có ý định đến chùa này, đền kia mà không thực hiện là rủi ro ập đến" và "chữa trị gì thì cũng phải đông tây y kết hợp cúng bái”… Đã có những thông tin và sự cảnh báo về việc đua tranh xây cất đền chùa, miếu điện tràn lan với mục đích thương mại.
Trong bối cảnh đó, những hoạt động ở nhiều nơi thờ tự không được thực hiện công khai, minh bạch; những việc điều hành cắt cử và quản lý các vị trụ trì không chính xác. Và việc thiếu nền nếp, trật tự đâu đó đã làm nảy sinh, dung túng cho các hoạt động lợi dụng đi ngược lại cả Phật pháp, niềm tin tôn giáo, vi phạm kỷ cương và nhiễu loạn tâm lý xã hội.
Vụ việc tà đạo ở chùa Ba Vàng là hồi chuông cảnh tỉnh cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng của xã hội. Không thể để cho người dân chìm trong "bến mê" để mất đi sự tự tin nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Và tất yếu không thể xem nhẹ công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để bảo đảm trật tự, văn minh, không để tình trạng lợi dụng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

LẠI CHIÊU TRÒ "BỚI LÔNG TÌM VẾT"


Trong lúc các cơ quan chức năng đang rốt ráo vào cuộc điều tra, làm rõ chân tướng vụ việc “vong báo oán, vong đòi tiền” tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, nhằm xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng đức tin để hành nghè mê tín thì một số kẻ mồm vuông, nấp xó “bới lông tìm vết” đâu ra mấy bức ảnh sư ông Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa 3 vàng) từng chụp với các lãnh đạo nhà nước, thậm chí có cả lãnh đạo công an. Rồi mượn gió bẻ măng, rêu rao các tin vịt nào là “chùa BOT”, “sư Minh là công an Mật”, “được cộng sản bảo kê thu tiền”, “cuộc chiến giữa hai sư quốc doanh”... hòng gây nhiễu loạn dư luận, hạ uy tín của Chính quyền nhà nước, boi nhọ thêm hình ảnh Phật giáo. Đây thực sự là hành vi bỉ ổi, đáng lên án.
Cần phải hiểu rõ một vấn đề then chốt ở đây rằng:
=> Lâu nay tôn giáo luôn song hành cùng dân tộc, Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và đề cao các quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo. Bởi vậy, việc một Lãnh đạo nhà nước viếng thăm, thậm chí gặp gỡ với các linh mục, sư sãi là một việc hết sức bình thường, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến tôn giáo đó. Còn nếu cho rằng cứ gặp, cứ bắt tay cười nói thì y rằng là “đồng dao”, “đồng kiếm” thì mới xem hình dưới “giáo hoàng Phanxico tay bắt mặt mừng với kẻ ấu dâm - Hồng y Theodore McCarrick lúc chưa bị vạch trần”.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

TRẦN TRUNG ĐẠO KẺ BÁN NƯỚC CẦU VINH

Trong số những kẻ bán nước cầu vinh, Trần Trung Đạo nổi lên là kẻ ăn không nói có, dựng chuyện, xuyên tạc hòng làm sai lệnh những thông tin chân thực về đất nước và con người Việt Nam. Qua bài viết “Việt Nam là Việt Nam nào?”, với bản chất phản động của kẻ bán nước cầu vinh, Trần Trung Đạo đã cố tình bóp méo sự thật về tình hình Việt Nam.
Một là, Trần Trung Đạo xuyên tạc rằng, những người ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam “chỉ là những kẻ bán chất xám cho Đảng, cong lưng làm nô lệ cho Đảng bất chấp sự chịu đựng triền miên của đất nước”. Phải khẳng định, đây là luận điệu hết sức lố bịch và chỉ có kẻ trốn tránh trách nhiệm với quê hương đất nước Việt Nam như Trần Trung Đạo mới có suy nghĩ lệch lạc đến vậy. Bởi một lẽ hiển nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng trao quyền lãnh đạo đất nước. Mục tiêu của Đảng không có gì khác là làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Do đó, mỗi người dân đất Việt, mỗi cán bộ, đảng viên trên cơ sở quyền lợi và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, luôn chung sức, đồng lòng với Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu, mạnh và đi lên chủ nghĩa xã hội.