Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

SỨ GIẢ HÒA BÌNH - TỰ HÀO VIỆT NAM !

“Ở một đất nước xa xôi, người dân ít học và bị cô lập như thế mà vẫn biết đến Việt Nam - Hồ Chí Minh và sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho các sĩ quan ta làm tốt nhiệm vụ chỉ vì câu “là sĩ quan Việt Nam”.
Ở Nam Sudan, mỗi vùng đều do một lực lượng, bộ tộc hay phe phái có vũ trang chiếm cứ và “bắn nhau suốt ngày”.
Các đoàn công tác hoặc cứu trợ của Liên Hợp Quốc đi qua ranh giới những khu vực đó là cả một vấn đề nan giải bởi các tay súng rất thích gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số sĩ quan liên lạc người Việt Nam thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn đoàn xe Liên Hợp Quốc đi qua các vùng này, bởi mỗi khi bị chặn lại, chỉ cần sĩ quan liên lạc nói: "Chúng tôi là sĩ quan Việt Nam!" thì hầu hết những tay súng ở Nam Sudan đều ồ lên và nói: "Việt Nam - Hồ Chí Minh". Ngay lập tức đoàn xe của Liên Hợp Quốc được đi qua rất dễ dàng, bất kể đó là phe nào.

Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc


Suốt nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng từ “tự do” trong cụm từ “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” của hệ thống pháp luật Việt Nam để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội.
Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam. 
Những năm gần đây, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhằm tách quyền “tự do” ra khỏi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện dưới các hình thức: Chống phá thông qua việc ra các đạo luật, nghị quyết từ ngoài nước; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng sự mở rộng về dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam để tiến tới quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, hòng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam; tăng sức ép với Việt Nam qua thể chế hóa các vấn đề về tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhạy cảm, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam... Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là "các quyền tự do tôn giáo". Để đi sâu hơn, chúng hỗ trợ, kích động và chỉ đạo một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá. Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện chính thức của một số nước phương Tây thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán đã có những hoạt động công khai, hoặc bí mật ủng hộ số đối tượng cực đoan nói trên. Họ trực tiếp, hoặc cử người đi điều tra, nắm những sai sót, sơ suất trong thực hiện chính sách tôn giáo của Việt Nam ở các địa phương, cơ sở để lợi dụng chống Đảng và Nhà nước, tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ...

Bảo đảm an ninh trên mạng xã hội – những vấn đề đặt ra đối với cán bộ, đảng viên



Mạng xã hội tuy là một phương thức kết nối mới trong vài năm gần đây giữa các thành viên tham gia nhưng thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, chú ý và hưởng ứng tích cực của nhiều người. Bên cạnh những hiệu quả đem lại, các mạng xã hội cũng có một số tồn tại, hạn chế nhất định; đặc biệt đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, nhất là về tư tưởng, văn hóa. Để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng ngày 12-6-2018 gồm bảy chương, 43 điều và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.
Bên cạnh những biện pháp, chế tài được xây dựng dưới góc độ khoa học pháp lý, góc độ hành chính, kinh tế được quy định tại Luật An ninh mạng, các Luật liên quan và các văn bản hướng dẫn; cần thiết tiếp cận, nhìn nhận những tác động của mạng xã hội qua nhiều chiều hướng khác nhau để tăng cường hiệu quả tích cực, hạn chế những điểm tồn tại; đồng thời, đưa ra những khuyến nghị có thể góp phần hoàn thiện, bổ sung thêm nội dung trong quy trình đánh giá cán bộ, đảng viên; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đảng trong thời kỳ mới.

Vết xe đổ từ “diễn biến hòa bình”- một nỗi đau

Nhìn lại kịch bản và hậu họa của “diễn biến hòa bình” do Mỹ và các thế lực thù địch gây ra thảm họa cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, mới thấy hết giá trị và ý nghĩa của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; mới sáng rõ sự kiên định vững vàng, thái độ bình tĩnh, tự tin, mưu lược sáng suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đó là một tài sản vô giá, một loại vũ khí đặc biệt tinh nhuệ mà chúng ta sở hữu, kẻ thù không bao giờ có được. Chính nhờ nó nên chúng ta đã vượt qua sự tàn phá của cơn cuồng phong, bão táp của “diễn biến hòa bình” từ trời Âu ập đến; không lặp lại “vết xe đổ” mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu gặp nạn do trúng mưu kế của địch. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, chúng ta đã nhìn nhận, suy xét hết sức tỉnh táo, lường trước mọi tình huống (chứ không phải là khó lường); phân biệt rõ lẽ phải, chân lý, sai lầm, giả dối, đối tượng, đối tác; luôn đứng ở thế chủ động đề cao cảnh giác, phòng ngừa, không bị động, hoang mang trước sự xuyên tạc, vu khống, chống đối quyết liệt của các trào lưu, tư tưởng, quan điểm hữu khuynh, cơ hội, xét lại; kiên quyết bác bỏ các quan điểm, nhận thức, hành vi sai trái, thù địch, phản động. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; cảnh giác cao với các chiêu bài “ngoại giao thân thiện”, “hợp tác đầu tư, phát triển”, mở rộng tự do dân chủ, nhân quyền, đổi mới vấn đề dân tộc và tôn giáo, xây dựng “ngôi nhà chung”,…

Không để những “mảnh chĩnh” thông tin tiếp tay cho “ngụy tuyên truyền”


Lợi dụng internet, gần đây, các thế lực thù địch ra sức tìm cách hạ thấp vai trò của báo chí, truyền thông chính thống và cổ xúy cho những cái gọi là “nhà báo công dân”, “báo mạng xã hội”, “nhà xuất bản mạng”… Chúng “nâng cấp” một số blogger, facebooker thành những “nhà báo tự do”, “nhà báo toàn cầu”... Cha ông ta có câu: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre!”. Thế mà một số người do thiếu hiểu biết và tư tưởng lệch lạc lại hay tìm đọc, thậm chí cổ vũ, tiếp tay cho thứ "mảnh chĩnh" thông tin ấy để chúng “ngụy tuyên truyền” chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân…
Truyền thông “ngụy dân chủ”
Trịnh Hữu Long, sinh năm 1986, quê Thanh Hóa, từng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng lại sớm sa ngã. Cách đây 5 năm, Long dựng lên một trang mạng và tự xưng trang này là “tạp chí” với tinh thần chủ đạo là tập hợp những bài viết phân tích, bôi đen tình hình đất nước, xuyên tạc Đảng, Nhà nước dưới góc nhìn pháp luật. Trang mạng của Long nhanh chóng thu hút nhiều nhân vật bất mãn và được sự hậu thuẫn của tổ chức Việt Tân để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trang mạng này xưng là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận, không đặt quảng cáo, nhưng lại kêu gọi bạn đọc tài trợ từ “20 nghìn đồng trở lên”. Theo một tài liệu được công bố, năm 2016, trang này từng xin được hơn 23.000USD nhưng phần lớn đều từ các tài trợ ẩn danh. Năm 2018, trang mạng này đã tiếm danh đại diện cho hơn 50 triệu người sử dụng internet Việt Nam khởi xướng việc vận động ký tên vào thư gửi Chủ tịch Facebook, chất vấn và xuyên tạc, lu loa Facebook “hợp tác với Chính phủ và phản bội người dân Việt Nam”.

Nhìn lại năm 2018 - không thể xuyên tạc, phủ nhận thành quả nhân quyền Việt Nam

Thời đại ngày nay, xét từ giác độ khoa học-công nghệ (KH&CN) là thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Cuộc cách mạng này hội tụ nhiều công nghệ, như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối-Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), tất cả đều dựa trên công nghệ thông tin (CNTT).
Với những công nghệ đó một thế giới mới, khác biệt với thế giới mà con người đang sống đã ra đời-đó là thế giới ảo, thế giới dựa trên kỹ thuật số, trên internet, mạng điện tử. Có thể nói, trong thời đại CMCN 4.0 đi đôi với cơ hội, nhân loại cũng phải đối diện với những thách thức mới-một trong những thách thức đó là phân biệt đâu là thực, đâu là ảo, đâu là giả.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam sớm nhận thấy tầm quan trọng của KH&CN, đặc biệt là internet. Việt Nam kết nối internet khá sớm (năm 1997). Từ đây người Việt Nam có thể tiếp cận với các nguồn thông tin dựa trên internet. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia, những thế lực chống phá Việt Nam trong và ngoài nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội để tán phát thông tin xấu độc, phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân Việt Nam. Ứng phó với tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm mạng, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý nói chung, pháp luật về mạng điện tử nói riêng, trong đó có Luật An ninh mạng năm 2018.