Social Icons

Pages

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Luật An ninh mạng - Không tước bỏ quyền con người



Thực tiễn minh chứng, từ khi Nhà nước Việt Nam ra đời, quyền con người, quyền và lợi ích của công dân đã được bảo đảm cả về mặt pháp lý và trên thực tế. 
Các quyền đó đã được ghi nhận, bảo đảm nhất quán, xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Hiến pháp năm 2013 đã dành một chương (Chương II) để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được quy định đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia.
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet và các mạng xã hội đứng đầu khu vực. Ở nước ta, nền tảng kỹ thuật - thông tin dựa trên internet, mạng xã hội, các website, nhất là: Facebook, Messenger, Zalo, YouTube (clip, có âm thanh, hình ảnh, phụ đề),… và các mạng lưu trữ, tra cứu, trao đổi thông tin, như: Google.com,… được bảo đảm đầy đủ và đồng bộ. Điều này không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn bảo đảm cho người dân được hưởng thụ đầy đủ hơn các quyền con người, quyền công dân; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do sử dụng internet, mạng xã hội. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

CẨN TRỌNG TRƯỚC CÁC THÔNG TIN XUYÊN TẠC ĐẾN DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM

Xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam là một trong những dự án lớn của cả nước. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, dù dự án trên mới đang trong giai đoạn thai nghén, không ít người đã vội vàng phán xét, thậm chí là đưa ra các luận điệu chống phá, vu khống Đảng, Nhà nước vô cùng nguy hiểm.
Việc xây trường, mở bệnh viện hay làm đường là điều mà tất cả các quốc gia đều phải thực hiện. Tuy nhiên, câu chuyện làm đường ở Việt Nam lại lắm gian truân.
Từ đường sắt trên cao đến cao tốc Bắc – Nam
Gần đây, dự án xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao đang hút hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Theo đánh giá, đây là công trình đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến tình hình kinh tế – xã hội, thậm chí là an ninh – quốc phòng của đất nước. Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp đầu tư dự án. Qua đây có thể thấy vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công trình này.
 Làm đường là việc đáng mừng. Tuy nhiên, chỉ vì thông tin có nhà thầu Trung Quốc muốn tham gia đầu tư vào dự án này mà nhiều người đã vội “xù lông”. Cùng với đó, rất nhiều đối tượng cơ hội đã vội vàng phán xét, quy chụp, xuyên tạc tình hình liên quan khiến cho mọi việc trở nên thực sự hỗn loạn.

XÂY DỰNG NIỀM TIN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO LÀNH MẠNH TRONG NHÂN DÂN

Thời gian qua, những biểu hiện lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi khiến hoạt động tâm linh trở nên xô bồ, buộc các cơ quan quản lý phải vào cuộc chấn chỉnh.
Như chúng ta biết “niềm tin tôn giáo” và “mê tín” là hai vấn đề khác nhau, nhưng lại khá gần nhau, niềm tin bị đẩy lên đến mức thái quá thì thành ra mê tín. Trong cuộc sống, mọi người đều có niềm tin và có quyền tin về một điều gì đó mang tính thiêng. Đây là điều hết sức bình thường và được pháp luật bảo đảm. Nhưng khi niềm tin đó bị đẩy đến mức thái quá, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đến nhân phẩm, đạo đức và ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí là tính mạng của bản thân và những người xung quanh, thì đó là mê tín. Ví dụ đốt vàng mã, rất nhiều gia đình Việt Nam những ngày lễ, tết, cúng giỗ ông bà tổ tiên đều mua về để đốt theo phong tục truyền thống. Đây là phong tục, là văn hóa truyền thống đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, việc bỏ hàng chục, hàng trăm triệu đồng mua rất nhiều loại đồ mã để đốt, đồng thời tin rằng đốt càng nhiều càng được nhiều lộc thì đây lại là mê tín. Hay như việc cúng vong, nhiều gia đình vẫn thực hiện theo phong tục truyền thống. Tuy nhiên, nếu tin rằng vong có thể báo oán, ban phúc, giáng họa, dùng tiền trả cho vong có thể hóa giải mọi vận hạn hay nghiệp chướng thì đó lại là mê tín. Chính vì việc từ niềm tin tôn giáo chân chính có thể chuyển thành mê tín nên khó kiểm soát.

KỶ LUẬT NẾU TIẾP TAY CHO "CHẠY CHỨC, CHẠY QUYỀN"

“Chạy chức, chạy quyền” là hình thức biểu hiện cụ thể của tham nhũng trong công tác cán bộ, phản ánh một phương diện của suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Từ hàng loạt vụ bổ nhiệm thần tốc thời gian qua dư luận cho rằng ở đây có hiện tượng chạy chức chạy quyền, có thể bằng tiền, có thể bằng quan hệ và nhiều thứ khác nữa mà các bên liên quan cùng có lợi ích. Chống “chạy chức, chạy quyền” là một hoạt động cơ bản của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong công tác cán bộ, là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết.
Ngày 8/3/2019 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có Thông báo kỳ họp thứ 34, trong đó, cách hết chức trong Đảng với hai Đại tá Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn được xác định đã để xảy ra nhiều vi phạm liên quan tới Đinh Ngọc Hệ (Út trọc). Hai Đại tá này đã vi phạm, khuyết điểm trong việc tiếp nhận, chuyển ngạch lương, bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) sai quy định, để đối tượng này lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian dài.

ẤN TƯỢNG ĐẸP VỀ MỘT VỊ TƯỚNG DẠN DÀY KINH NGHIỆM TRÊN NHIỀU MẶT TRẬN

Vẫn biết quy luật sinh-tử của tạo hóa khó ai cưỡng được, nhưng tôi vẫn hụt hẫng khi biết tin Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó thủ tướng Chính phủ) đã vĩnh biệt chúng ta!
Cho đến hôm nay, tôi vẫn lưu giữ một kỷ niệm sâu sắc đối với ông là vào đầu xuân năm 1971, vừa ăn Tết được một tuần, Phó tổng biên tập Báo Nhân Dân Thép Mới mời tôi lên phòng làm việc truyền đạt ý kiến của Tổng biên tập Hoàng Tùng: Cử Hồng Vinh ngày mai bám theo xe của Ban Thanh niên xung phong 67 vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên quân sự. Anh Thép Mới chỉ nói ngắn gọn: Vào Ban 67, họ sẽ giúp cậu liên hệ với Đại tá Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Đoàn 559 và Đại tá Đặng Tính, Chính ủy để các anh ấy giúp đỡ thâm nhập cuộc sống lao động và chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong trên các tuyến mặt trận để viết bài cổ vũ khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Trên đường từ Hà Nội vào Trường Sơn, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì được nhập đoàn quân ra trận, nhưng lo vì cả hai người lãnh đạo Đoàn 559, tôi chưa hề biết mặt. “Bảo bối” trong túi tôi chỉ là bức thư của anh Thép Mới gửi Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và Chính ủy Đặng Tính. Vì vậy, đến trạm gác thứ ba để vào trung tâm “đại bản doanh” của Đoàn 559 đóng ở cây số 10, đường 33, tôi bị chặn lại vì “không có quyết định của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử vào Trường Sơn công tác”. Chờ đến quá nửa đêm, Đại tá Đặng Tính, quần xắn trên đầu gối, lội suối ra gặp tôi ở phòng chờ và thông báo: “Bọn mình vừa báo cáo qua đường dây việc Hồng Vinh vào đây, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Song Hào hoan nghênh và nói: “Các thủ tục sẽ bổ sung sau. Trước mắt, cần tạo điều kiện cho Hồng Vinh sớm tiếp cận thực tế lao động và chiến đấu trên các tuyến đường Trường Sơn”. Thực hiện Chỉ thị đó, 19 giờ tối mai, cậu chuẩn bị đi xe cùng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên xuống một số binh trạm kiểm tra công tác chiến đấu”. Tôi thở phào nhẹ nhõm và xếp gọn tư trang để dễ dàng “nhập cuộc”. Đúng 19 giờ, một chiếc xe U-oát do Liên Xô chế tạo dừng trước cửa, một người cao to, vạm vỡ, đầu đội mũ sắt, mở cửa xe bước ra, giọng miền Trung: “Chào Hồng Vinh đã vô đây chia lửa với bọn mình”. Vừa nói, ông vừa cầm cái mũ sắt đã chuẩn bị sẵn, chụp lên đầu tôi và dặn: “Ở đây bom đạn giội xuống bất thình lình, cậu cần luyện đức bình tĩnh, làm theo nghiêm túc các chỉ lệnh của mình nhé!”. Chiếc xe lao đi trong đêm lắc lư, nghiêng trái, nghiêng phải, bên cạnh là vực sâu hun hút, chốc chốc trên trời lại lóe lên chùm pháo sáng từ máy bay địch. Đến hai giờ sáng thì xe chạy trên đoạn suối, dài hàng ki-lô-mét, nước ngập lưng ống chân, bên trên có nhiều cây xòe tán như các vòng ngụy trang nhân tạo. Ông quay sang hỏi tôi: "Cảm xúc ban đầu của nhà báo thế nào?". Tôi thưa: “Có rất nhiều cảm xúc ạ, nhưng em yên tâm vì được đi cùng Tư lệnh”. 6 giờ sáng, xe dừng lại trung tâm chỉ huy Binh trạm 31, các đồng chí lãnh đạo đã tề tựu đông đủ. Ông giới thiệu tôi và căn dặn đơn vị phải tạo điều kiện cho phóng viên có nhiều tư liệu viết bài đăng trên báo Đảng. Sau khi chỉ thị các công việc rất cụ thể cho binh trạm, ông nói: “Hồng Vinh ở đây thâm nhập thực tế nhé, ba hôm sau mình sẽ quay lại đón đến binh trạm khác”. Đúng hẹn, ông lại đón tôi sang Binh trạm 37; ông yêu cầu lãnh đạo đơn vị phòng không dẫn tôi ra các ụ pháo và xem nơi ăn, chốn ở tạm thời. Không khí thân tình và niềm lạc quan của bộ đội và thanh niên xung phong ở hai binh trạm đã giúp tôi quên cả mệt nhọc và nỗi lo bom đạn; ba bài viết của tôi nhanh chóng được ra đời trong căn hầm chìm sâu dưới lòng đất, bên ngọn đèn dầu lạc, muội đèn đen cả cằm, má và hai lỗ mũi... Ông căn dặn các binh trạm tìm cách nhanh nhất gửi bài viết của tôi ra Tòa soạn tại 71 Hàng Trống, Hà Nội. Tôi đã vỡ òa hạnh phúc sau 13 ngày đêm, bài phóng sự “Theo Bác mở đường” đã được đọc toàn văn qua sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Những bài viết sau này qua nhiều binh trạm và các đơn vị chiến đấu trên đường Trường Sơn, tôi không thể nào quên sự quan tâm, động viên của ông dành cho tôi từ những ngày đầu...
Năm 1974, biết tin ông là một trong hai Đại tá được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, tôi mang hoa đến chúc mừng, ông cười đôn hậu: “Đó là chiến công chung của Đoàn 559, trong đó có sự góp sức động viên khí thế chiến đấu, mở đường của nhiều nhà báo, nhà văn”. Tôi vui lây vì hiểu rằng, phần thưởng cao quý ấy (sau này, ông được nhận thêm Huân chương Sao Vàng) dành cho vị tư lệnh có trí tuệ và bản lĩnh, đã chỉ đạo thành công một chủ trương lớn của Bộ Chính trị lúc bấy giờ là: Tăng cường đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào Trường Sơn để mở đường bằng cơ giới là chính, nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển đạn dược, lương thực, thuốc men với khối lượng ngày càng lớn để kịp phục vụ các chiến dịch, nhất là lúc ta mở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN - NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vai trò, vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn, trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của Đảng trước nhân dân, trước dân tộc. Vì thế, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thiết kế và xây dựng Đảng cầm quyền, một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, sáng suốt, gắn bó mật thiết và hành động vì lợi ích của nhân dân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền - Đảng cách mạng, Đảng vì dân, vì nước.
- Đảng cầm quyền trong thể chế chính trị “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”.
- Vì dân, “lấy dân làm gốc” phải luôn là yếu tố văn hóa thẩm thấu trong mọi hoạt động của Đảng Cộng sản cầm quyền.