Social Icons

Pages

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

NHỮNG THÓI QUEN TỐT CẦN CÓ TRONG CUỘC SỐNG


Dưới đây là một số thói quen tốt không thể thiếu nên trau dồi khi bạn muốn vươn đến một cuộc sống trên cả tuyệt vời:
 1. Sống có động lực
 Động lực giúp bạn duy trì đường đi của mình nhưng thói quen mới đưa bạn đến đích. Khi bạn biến động lực trở thành thói quen, bạn sẽ đến được bất cứ nơi nào bạn muốn, một cách nhanh chóng hơn và tràn ngập niềm vui trên suốt chặng đường.
 Động lực có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống vì nó luôn đến trước mỗi quyết định của bạn. Sau khi suy nghĩ, bạn sẽ đưa ra quyết định và bắt tay vào hành động. Tuy nhiên để hành động một cách hiệu quả, bạn cần phải tuân theo những chỉ dẫn đúng đắn. Khi lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến thay đổi trong cách cư xử và hình thành nên thói quen.
 Trong trường hợp không tìm thấy động lực trong cuộc sống tức là bạn chưa với tới cái “phím nóng” bên trong tâm hồn mình - cũng là công tắc cảm xúc được nối với những ước mơ, khát vọng của bạn. Một khi đã nhận thức được những lợi ích thiết thực của việc giữ động lực, bạn sẽ bắt đầu thúc đẩy bản thân mình mạnh mẽ hơn.

Đấu tranh với các quan điểm, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”


Một là, cần nhận thức đầy đủ về XHDS và có cách “ứng xử” phù hợp với vấn đề “XHDS”. Phải thẳng thắn bác bỏ và phê phán, đấu tranh kiên quyết với các quan điểm khuyến khích, cổ vũ XHDS với ý đồ thúc đẩy hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến XHDS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển “XHDS” sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát, nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ an ninh quốc gia. 

Yêu cầu chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu


Ngày 17-6, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã có công văn số 219-CV/BCĐTW gửi ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, về việc rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.
Toàn văn nội dung công văn như sau:
“Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc vẫn còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, mới nhất là vụ việc cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng có hành vi “vòi tiền” trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để chấn chỉnh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo:

LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH


1. Đọc sách giúp nâng cao kiến thức
Có ai biết được trên thế giới có bao nhiêu đầu sách, có ai thống kê được đầy đủ các quyển sách đã xuất bản viết về kiến thức gì. Sách chính là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho chúng ta. Các cuốn sách về kinh tế, lịch sử, văn hóa cho ta kiến thức về kinh doanh và thực tế xã hội, về sự phát triển qua từng thời kỳ nhân loại.
Các cuốn tiểu thuyết dày cộp không hề vô bổ, chúng cho ta biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống. Thời gian để đọc hết một cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian để sống và trải nghiệm thực tế giống như nhân vật trong sách.

Người công chính mới làm được việc thanh tra


Công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. “Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy định... Đồng thời, lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra viên…”.

Không để các thế lực thù địch tạo "khoảng trống" về tư tưởng, văn hóa


Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, cả trước đây cũng như hiện nay, các thế lực thù địch luôn xác định tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một “mũi đột phá” và là một nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất .
Trong cuốn sách “1999-chiến thắng không cần chiến tranh”, R.Nixon đã xác định: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu, nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng!". Thực hiện mũi tiến công trên lĩnh vực TTVH hiện nay, cùng với việc thực hiện những phương thức, thủ đoạn quen thuộc, các thế lực thù địch luôn quan tâm đổi mới cách thức, thủ đoạn tiến công để tác động vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, làm nhụt ý chí, suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tạo điều kiện để cho hệ tư tưởng tư sản ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của xã hội ta, nhằm đạt tới mục tiêu là xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, chúng tập trung tiến công vào một số nội dung chủ yếu như: