Báo chí quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt của báo chí
cách mạng Việt Nam. Trong kháng chiến, báo chí quân đội đã làm tròn sứ mệnh
tuyên truyền, cổ vũ, động viên quân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến đấu
thắng lợi, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Lịch sử báo chí cách mạng
Việt Nam đã ghi nhận có 51 nhà báo, nhà thơ, nhà văn công tác trong quân đội là
liệt sĩ, trong đó tiêu biểu có nhà báo, liệt sĩ Lê Đình Dư, nguyên phóng viên
chiến trường Báo Quân đội nhân dân được truy tặng danh hiệu Anh hùng
LLVT nhân dân; nhà báo, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng có mặt ở những nơi khó khăn,
ác liệt nhất để chụp những bức ảnh có giá trị tuyên truyền, giáo dục cao. Đó là
những tấm gương cao đẹp về tinh thần dâng hiến, sự hy sinh cao cả của những nhà
báo chiến sĩ, góp phần làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng
Việt Nam và báo chí quân đội.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019
NHỮNG THÓI QUEN TỐT CẦN CÓ TRONG CUỘC SỐNG
Dưới đây là một số thói quen tốt không thể thiếu nên trau
dồi khi bạn muốn vươn đến một cuộc sống trên cả tuyệt vời:
1. Sống có động lực
Động lực giúp bạn duy
trì đường đi của mình nhưng thói quen mới đưa bạn đến đích. Khi bạn biến động
lực trở thành thói quen, bạn sẽ đến được bất cứ nơi nào bạn muốn, một cách
nhanh chóng hơn và tràn ngập niềm vui trên suốt chặng đường.
Động lực có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến cuộc sống vì nó luôn đến trước mỗi quyết định của bạn. Sau khi suy
nghĩ, bạn sẽ đưa ra quyết định và bắt tay vào hành động. Tuy nhiên để hành động
một cách hiệu quả, bạn cần phải tuân theo những chỉ dẫn đúng đắn. Khi lặp lại
thường xuyên sẽ dẫn đến thay đổi trong cách cư xử và hình thành nên thói quen.
Trong trường hợp
không tìm thấy động lực trong cuộc sống tức là bạn chưa với tới cái “phím nóng”
bên trong tâm hồn mình - cũng là công tắc cảm xúc được nối với những ước mơ,
khát vọng của bạn. Một khi đã nhận thức được những lợi ích thiết thực của việc
giữ động lực, bạn sẽ bắt đầu thúc đẩy bản thân mình mạnh mẽ hơn.
Đấu tranh với các quan điểm, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự”
Một là, cần nhận thức đầy đủ về XHDS và có cách
“ứng xử” phù hợp với vấn đề “XHDS”. Phải thẳng thắn bác bỏ và phê phán, đấu
tranh kiên quyết với các quan điểm khuyến khích, cổ vũ XHDS với ý đồ thúc
đẩy hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Hiện nay, nhiều vấn đề
lý luận, thực tiễn liên quan đến XHDS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực
và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những
hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển
“XHDS” sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát, nhất là dưới góc độ
quản lý nhà nước, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ an ninh quốc
gia.
Yêu cầu chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu
Ngày 17-6, Ban Chỉ đạo
Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã có công văn số 219-CV/BCĐTW gửi ban
cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy
trực thuộc Trung ương, về việc rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi
tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham
nhũng.
Toàn văn nội dung công
văn như sau:
“Thời gian qua, thực
hiện chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham
nhũng đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, góp
phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, củng cố niềm tin của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vòi vĩnh, nhũng
nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải
quyết công việc vẫn còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, mới nhất là vụ việc
cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng có hành vi “vòi tiền” trong quá trình thanh
tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để chấn chỉnh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương về Phòng, chống tham nhũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo:
LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH
1. Đọc sách giúp nâng
cao kiến thức
Có ai biết được trên thế giới có bao nhiêu đầu sách, có ai
thống kê được đầy đủ các quyển sách đã xuất bản viết về kiến thức gì. Sách
chính là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người
đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho chúng ta. Các cuốn sách về kinh tế,
lịch sử, văn hóa cho ta kiến thức về kinh doanh và thực tế xã hội, về sự phát
triển qua từng thời kỳ nhân loại.
Các cuốn tiểu thuyết dày cộp không hề vô bổ, chúng cho ta
biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một nhân vật, đây có thể là một
bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống. Thời gian để đọc hết một
cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian để sống và trải
nghiệm thực tế giống như nhân vật trong sách.
Người công chính mới làm được việc thanh tra
Công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tăng cường các
biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. “Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh
những trường hợp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công
chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển,
thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy
định... Đồng thời, lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất,
đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất
là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra viên…”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)