Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

HỒ CHÍ MINH - TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG MẪU MỰC.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
Người là tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị và khiêm tốn, trung thực và trong sáng, bao dung và độ lượng... Đó là những phẩm chất cao quý, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí và nhân cách của người Việt Nam. Không chỉ nhân dân Việt Nam mà loài người tiến bộ trên thế giới cũng luôn dành sự kính trọng đặc biệt, tôn vinh Người là Danh nhân văn hóa, là Anh hùng giải phóng dân tộc, là chiến sĩ cộng sản xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Những giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã được cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ thừa nhận. Người là tấm gương mẫu mực về thực hành tiết kiệm, giữ liêm chính, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi; từ cách ăn, mặc, sinh hoạt đến ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ... đã nói lên điều đó. Người đã hiến dâng trọn đời vì dân, vì nước, không màng công danh, không ham chức tước, không tham quyền lực. Đó là điều không thể phủ nhận! Thế nhưng, vẫn có những kẻ nhẫn tâm xuyên tạc phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Người.
Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng Người luôn gần gũi với mọi người, nhất là với nhân dân lao động. Ở Người, sự vĩ đại và cao cả được thể hiện thông qua những điều hết sức đời thường và giản dị. Sự giản dị của Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện của đạo đức, lối sống mà còn là phong cách quần chúng, trọng dân và vì dân. Đó là một sự giản dị không một chút gắng gượng, mà được tỏa ra từ tấm lòng nhân hậu, chân thành, khiêm tốn của một con người đã vượt qua bão tố của đời thường để đạt tới độ thuần phác của tự nhiên. Sự giản dị của Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng mang tầm giá trị văn hóa, nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân, khiến ai cũng có thể học tập và noi theo.
Thực tế, kể từ khi Đảng ta tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, với nhiều hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực; nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác, thực hiện tác phong công tác gần dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Học tập và làm theo Bác đã hướng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân đến những giá trị chân, thiện, mỹ.
Không chỉ có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ và kính trọng, Hồ Chí Minh còn là người có sức hút lạ thường, chiếm được trái tim và khối óc của nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu trên thế giới. Ông Mark Delphin, nguyên Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Cộng hòa dân chủ Đức từng nói: “Tôi đã đi nhiều nước, đã gặp nhiều nhân vật chính trị trên thế giới, kể cả châu Âu, châu Á, nhưng tôi chưa thấy ai đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa chủ nghĩa nhân đạo và tầm cao chính trị, giữa đức tính giản dị, khiêm tốn và sự hiểu biết sâu rộng, giữa tình cảm ấm áp và nghị lực phi thường đến mức tuyệt vời như Bác Hồ”. Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy đã thừa nhận: “Dù chúng ta nghĩ thế nào về ông Hồ Chí Minh và biết rằng ông là người cộng sản kiên cường tận tụy, chúng ta cũng cần phải công nhận rằng ông trước hết là một nhà yêu nước”. Một nhà khoa học Ba Lan cũng tự hỏi: Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được người Việt Nam yêu mến đến thế và liệu trong trường hợp này sự sùng bái cá nhân có đóng vai trò nào đó hay không? Sau khi tìm hiểu, phân tích tính cách và hoạt động của Hồ Chí Minh, chính nhà khoa học này đã tự trả lời, khẳng định rằng: Không! Người đã và vẫn là nhà lãnh đạo sáng suốt của dân tộc, người thầy tận tụy và người bạn của mỗi người dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng ngời về sự cống hiến to lớn vào sự nghiệp chung giải phóng con người, giải phóng giai cấp. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” chính là để ghi nhận những cống hiến to lớn của Người cho hòa bình, độc lập dân tộc, tình hữu nghị và sự phát triển các quan hệ văn hóa theo lý tưởng nhân văn của thời đại. Điều này một lần nữa khẳng định, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là những giá trị mang tầm vóc thời đại, được nhân loại ca ngợi và tôn vinh.

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA LUẬT AN NINH MẠNG


Gần đấy, Phạm Thanh Nghiên viết bài: “Phỏng vấn về Luật An ninh mạng: Vì sao người dân miền Nam bị bắt nhiều hơn”? Nội dung bài viết của Phạm Thanh Nghiên chỉ là sự kích động chia rẽ nhân dân miền Nam với nhân dân miền Bắc; xuyên tạc, bịa đặt cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Công an nhân dân Việt Nam nói riêng bưng bít thông tin như một cách tự vệ; kích động tâm lý hằn thù dân tộc và cuối cùng là phủ nhận Luật An ninh mạng. Theo đó, mỗi người dân cần hiểu giá trị đích thực của Luật An ninh mạng.
Thứ nhất, Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: Sử dụng không gian mạng, tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông tin kích động lôi kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây mất ổn định về an ninh trật tự. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người. Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
Thứ hai, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định trong Luật An ninh mạng là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng. Với tiêu chí như trên, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như: Quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động của các công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí.
Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử. Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng.
Với giá trị đó, bất kỳ người nào vi phạm Luật An ninh mạng đều bị xử lý theo pháp luật, không phân biệt người miền Nam hay miền Bắc. Luận điệu của Phạm Thanh Nghiên chỉ nhằm thực hiện mưu đồ đen tối là kích động, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vì vậy cần đấu tranh, bác bỏ./.

GIÁ TRỊ CỦA SỰ THẬT


Một trong những sự kiện gây chú ý của dư luận trong thời gian qua đó là việc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có những phát biểu mang tính chủ quan, phiến diện, cho rằng việc quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia là “can thiệp quân sự”, là “xâm lược Campuchia”. Điều này không chỉ xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Việt Nam mà còn phủ nhận tính chính danh của chính quyền dân chủ Campuchia Heng Samrin vào thập niên 1980, chia rẽ đoàn kết Asian, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (Tre Việt đã có bài phân tích).Vì sao một chính trị gia lão luyện như họ Lý lại có thể “nhỡ mồm” như vậy? Liệu đó có phải là sự thiếu hiểu biết lịch sử? Hay là sự cố tình xuyên tạc? Hay là vì một nước cờ kinh tế, chính trị nào đó? Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cùng Thái Lan xây xong kênh đào Kra cắt ngang phía Nam Thái Lan thì đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Biển Đông và xa hơn nữa sẽ rút ngắn 1000km. Tàu biển sẽ không ghé qua Singaopre và “Sing” sẽ không còn “Xinh” như ngày nay nữa. Tất nhiên là ông Long rất không muốn người Thái làm kênh Kra và vì thế, nhân sự qua đời của cựu thủ tướng Thái Lan – tướng Prem Tinsulanonda, Lý Hiển Long muốn bày tỏ  đồng quan điểm với vị Thủ tướng nước này về sự kiện Campuchia năm 1979 và sự chia buồn “vô cùng sâu sắc” tới người Thái, bất chấp đó là sự xúc phạm Việt Nam?
Cho dù động cơ của Lý Hiển Long là vì mục đích gì đi chăng nữa thì có một sự thật là:Những phát biểu của Lý Hiển Long đã bị lên án mạnh mẽ ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia, tới các chính khách và người dân các nước trong khu vực và trên thế giới; từ các hành động ngoại giao tới làn sóng phản đối mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội, v.v. Đã có hàng nghìn bài viết, video, hình ảnh chân thực về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và việc quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Khmer đỏ. Điều đó đã tiếp tục khẳng định và nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của hai nước Việt Nam, Campuchia để họ hiểu được tính chính nghĩa của cuộc chiến này; thấy rõ sự hi sinh lớn lao, cao cả, thiêng liêng mà cả thế giới phải trân trọng, ghi nhận của một thế hệ quân tình nguyện Việt Nam vì nền độc lập, hòa bình không những của dân tộc mình mà còn của đất nước láng giềng. Đó thực sự là một bài học lịch sử có giá trị lớn lao. Qua sự kiện này cũng cho thấy sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia tiếp tục được củng cố và thắt chặt. Người dân hai nước hiểu nhau hơn, trân trọng nhau hơn và vì thế, những tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cho rằng Việt Nam là “kẻ thù”, “xâm lược” Campuchia cũng sẽ không thể tồn tại. Các nước trong khu vực và thế giới cũng sẽ có được cái nhìn chân thực hơn, rõ nét hơn về một cuộc chiến chính nghĩa đã bị bóp méo bởi sự toan tính chính trị của các nước lớn. Đồng thời, qua đây người dân Singapore cũng có nhìn nhận khách quan trước những phản ứng quốc tế về quan điểm của người đứng đầu Chính phủ nước mình.Từ phát biểu sai trái, không đúng tầm của ông Lý Hiển Long, tiếng nói chính nghĩa của sự thật lịch sử đã lên tiếng. Đó là giá trị không thể phủ nhận./.

THỰC CHẤT MỤC ĐÍCH CỦA QUAN ĐIỂM ĐÒI “DÂN SỰ HÓA” QUÂN ĐỘI VỀ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG Ở VIỆT NAM


Với việc đưa ra quan điểm đòi “dân sự hóa” Quân đội, một số người đã đánh tráo khái niệm “dân sự quản lý quân sự” với “dân sự hóa” Quân đội; họ đánh đồng việc dân sự quản lý quân sự với biến việc của quân sự thành việc của dân sự, làm cho người khác hiểu sai về bản chất vấn đề.
Mặc dù chế định “dân sự quản lý quân sự” ở các nước tư sản không thực hiện được (như đã đề cập ở trên), song những người đưa ra quan điểm “dân sự hóa” Quân đội không bao giờ đề cập tới sự thật này. Họ ra sức ca ngợi và cổ súy cho pháp lý và đời sống luật pháp tư sản theo hướng cái gì cũng “tốt đẹp”, “thiên đường”; làm cho người ta tưởng việc “dân sự hóa” quân đội của nhà nước tư sản là tốt đẹp, dễ làm, nhà nước xã hội chủ nghĩa cứ theo thế mà làm. Đây là thủ đoạn chính trị tinh vi, kết hợp giữa “diễn biến hóa bình” với thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về quân sự, quốc phòng ở Việt Nam. Thực chất mục đích của quan điểm cổ vũ “dân sự hóa” Quân đội theo hướng pháp lý “dân sự quản lý quân sự” của nhà nước tư sản là nhằm tác động, thay đổi đường lối, cơ chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; nguyên tắc hoạt động quốc phòng là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, mục đích chính trị cuối cùng của quan điểm cổ súy “dân sự hóa” Quân đội, không phải cái gì khác hơn là nhằm loại bỏ quyền lãnh đạo Quân đội và hoạt động quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước hiến định. Đây là một âm mưu, thủ đoạn nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch - một thủ đoạn, âm mưu tinh vi, xảo quyệt, từ đánh tráo khái niệm, đến tiêm nhiễm, thẩm thấu tư tưởng, chuyển hóa cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và hoạt động quốc phòng, cuối cùng là kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về quân sự, quốc phòng ở Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ mưu đồ của họ; cảnh giác, đề phòng, ngăn ngừa, đấu tranh bác bỏ tư tưởng, quan điểm sai trái này.

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN


Nhà nước Việt Nam chú trọng, bởi đây là một trong những quyền cơ bản của con người.
Thế nhưng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam. Trên một số trang mạng thiếu thiện chí có kẻ cho rằng Việt Nam "bóp nghẹt", "bưng bít" thông tin; “cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận"... của người dân. Thậm chí trên trang mạng của RFA còn hồ đồ phán rằng: “bưng bít thông tin là nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam...”.
Cần khẳng định ngay rằng giọng điệu trên là bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền được thông tin ở Việt Nam nói riêng. Hành động ấy lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không trong sáng đối với Việt Nam. Sự thật bảo đảm quyền được thông tin của người dân ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái ấy.
Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thông tin; khai thác, sử dụng internet để tiếp cận thông tin nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền được thông tin của người dân. Những thành tựu ấy trước hết được thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin của người dân, trong đó có những luật, nghị định như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”... Tất cả những văn bản luật ấy đều tuân thủ nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đúng Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin, vừa bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí mật Nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật thông tin.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP xác định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ở các vùng khó khăn có thể sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng vào việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng điện tử, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. Luật An ninh mạng xác định nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước ta, đồng thời tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền được tiếp cận thông tin. Đối với các trang mạng đang hoạt động tại Việt Nam, Luật An ninh mạng cũng có các quy định rất rõ ràng, cụ thể. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng dựa trên thông lệ quốc tế không cản trở quyền được thông tin của người dân và cũng không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mạng đang triển khai dịch vụ ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc công bố tại hội thảo tổ chức ngày 3-12-2018. Theo đó, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới, với trên 50 triệu người dùng internet...
Chính phủ Việt Nam đã triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xây dựng và công bố công khai hằng năm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; để người dân thông qua mạng internet có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi ý kiến tới Đảng, chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận phản ánh thông tin, kiến nghị của người dân. Thực tế cho thấy số người dùng internet, MXH để bày tỏ chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều thông tin từ MXH đã được các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời.
Nhằm bảo đảm quyền được tiếp nhận thông tin của người dân, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, trong đó có việc phát triển báo chí, truyền thông. Để tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành... Được Đảng, Nhà nước quan tâm, báo chí cách mạng nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện, ngày càng thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là diễn đàn xã hội rộng rãi để phát huy dân chủ; là người bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân... Không chỉ tăng nhanh về số lượng các cơ quan báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình và công nghệ làm báo, chất lượng các xuất bản phẩm ngày càng đổi mới cả về nội dung, hình thức thể hiện. Đội ngũ những người làm báo có sự phát triển, trưởng thành trên nhiều mặt. Đặc biệt, định hướng phát triển báo chí theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện đã tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin của nhân dân.
Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và tiếp cận thông tin trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp mà một vài trang mạng dẫn ra để nói rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin, thực chất họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam mọi hành vi cản trở, đe dọa đến quyền được thông tin, quyền tự do tiếp cận thông tin; lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của tổ chức, cá nhân; gây tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng... tùy vào tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khách quan thừa nhận rằng, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đáng lưu ý là việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt. Còn có biểu hiện cán bộ được phân công phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí sợ trách nhiệm, đùn đẩy cho người không có thẩm quyền hoặc viện dẫn nhiều lý do để từ chối cung cấp thông tin. Một số cán bộ được phân công cung cấp thông tin còn thiếu kỹ năng phát ngôn, chưa tìm hiểu sâu kỹ vấn đề, vụ việc, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của báo chí và dư luận. Sự phối hợp giữa người phát ngôn với bộ phận chức năng chuyên sâu chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thông tin cung cấp chưa kịp thời và thiếu rõ ràng. Việc điều tra, xử lý những đối tượng vi phạm quyền được thông tin của người dân, tung tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu, gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tập thể, cá nhân... chưa kiên quyết, kịp thời; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh...
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng những thành quả của Việt Nam trong bảo đảm quyền được thông tin của người dân là rất cơ bản và không thể phủ nhận. Những tiến bộ đó đã được dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế. Mặt khác, Việt Nam kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được thông tin, tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam nói riêng.

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ CAO BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ XÃ HỘI VÀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM


Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.