Social Icons

Pages

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CHO CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP


Các khu công nghiệp ở nước ta là nơi tập trung hàng vạn, có nơi đến hàng chục vạn người lao động, chủ yếu từ nông thôn ra làm việc, sinh sống; phần lớn trong số đó đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn,… đã làm xuất hiện vô số những vấn đề xã hội nảy sinh. Đây cũng là nơi tiềm ẩn và phát sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nhất là trong quá trình sản xuất, một số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp chưa chú trọng đến mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, chấp hành không tốt các quy định của pháp luật về lao động, doanh nghiệp, tiền lương, bảo hiểm; chế độ, chính sách liên quan đến đời sống, thu nhập, an sinh xã hội của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, v.v. Cùng với đó, công tác thu hồi, đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp chưa thỏa đáng, hiện tượng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi còn xảy ra rất nghiêm trọng,… kéo theo tranh chấp, đơn thư khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong cộng đồng, xã hội.
Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân và nhân dân ở các khu công nghiệp về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, không mắc mưu kẻ xấu, giữ vững ổn định địa bàn. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, bởi các khu công nghiệp chỉ được bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, khi mọi cán bộ, công nhân và nhân dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ, có ý thức trách nhiệm xây dựng và luôn cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh làm thất bại các thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, kích động tụ tập gây rối của kẻ xấu.

Đảng và Bác Hồ trong Cách mạng Tháng Tám

Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và lãnh tụ là thống nhất và thể hiện ở việc đề ra, phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, nêu cao ngọn cờ dân tộc. Đường lối đó được nêu ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì và sau đó Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã phát triển hoàn chỉnh.
Đường lối cơ bản đó của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thông qua tổ chức thực tiễn. Và thực tiễn lại tiếp tục kiểm chứng, bổ sung, cụ thể hóa, khái quát hóa thành những chủ trương sát hợp với tình hình cách mạng, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, cần thiết phải thúc đẩy xây dựng lực lượng chính trị và LLVT để đi tới tổng khởi nghĩa. Ngày 22-12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, phát triển mạnh mẽ các đội vũ trang ở địa phương, phối hợp tác chiến, thúc đẩy đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng. Khi quân Nhật chiếm Đông Dương (tháng 9-1940), kẻ thù của cách mạng Việt Nam và Đông Dương là Pháp-Nhật, thế lực quân Nhật ngày càng phát triển, Đảng xác định kẻ thù là Nhật-Pháp. Ngày 9-3-1945, Nhật làm đảo chính, gạt Pháp khỏi Đông Dương, kẻ thù lúc này là Nhật. Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (ngày 12-3-1945) phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước.
Cao trào cách mạng ngày càng phát triển, tháng 5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Sơn Dương (Tuyên Quang), cùng Trung ương Đảng xây dựng trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Theo quyết định của Đảng, ngày 15-5-1945, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập trên cơ sở thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân; ngày 4-6-1945, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc-hình ảnh của nước Việt Nam độc lập. Nhiều địa phương trong cả nước cũng lập căn cứ địa, chiến khu, phát triển lực lượng chính trị, LLVT và đấu tranh vũ trang. Đã có những cuộc khởi nghĩa nổ ra với những kinh nghiệm đấu tranh rất phong phú, sáng tạo, như: Khởi nghĩa Thanh La ở Tuyên Quang (10-3-1945), Khởi nghĩa Ba Tơ, Quảng Ngãi (11-3-1945) và Tự vệ cứu quốc Hưng Yên đánh đồn Bần thắng lợi (12-3-1945)... Kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh đó có ý nghĩa lớn đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Từ tháng 3 đến tháng 5-1945, Đảng phát động Phong trào “Phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói”. Từ mục tiêu đấu tranh về kinh tế, đời sống đã phát triển, giác ngộ chính trị quần chúng đứng lên tự cứu mình.
Tháng 8-1945, phong trào cứu nước phát triển đến đỉnh cao trên cả nước, quần chúng sẵn sàng hành động theo sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Đội quân xâm lược của Nhật liên tiếp thất bại trước sự tiến công của Liên Xô và Đồng minh, khiến chúng buộc phải tuyên bố đầu hàng Đồng minh (ngày 15-8-1945). Quân Nhật ở Việt Nam hoang mang, mất sức chiến đấu. Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi tổng khởi nghĩa: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Ban Thường vụ Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến 15-8-1945. Hội nghị nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”. Mục tiêu của ta là “giành quyền độc lập hoàn toàn”. Đảng đề ra 3 nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. Tập trung mọi lực lượng vào nhiệm vụ giành độc lập, giành chính quyền; thống nhất về quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng theo dõi chặt chẽ diễn biến trong nước và quốc tế. Người nói với các đồng chí của mình: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Đó là kết tinh ý chí của toàn Đảng và khát vọng độc lập của cả dân tộc. Thực hiện quyết định của Đảng và lãnh tụ, Quốc dân đại hội được triệu tập họp ở Tân Trào ngày 16-8-1945, thành lập Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam gồm 15 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ủy ban có nhiệm vụ chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa của cả nước và khi khởi nghĩa thành công trở thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với đường lối, chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời, cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước đã nhanh chóng giành thắng lợi trong nửa cuối tháng 8-1945. Cách mạng Tháng Tám là sự phát triển sáng tạo của khoa học nghệ thuật khởi nghĩa của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự chủ động xử lý đúng đắn tình thế và thời cơ cách mạng. Cách mạng Tháng Tám là thành quả của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của ý chí tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò quan trọng, sự chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đảng địa phương, các xứ ủy, thành ủy, tỉnh ủy đến tổ chức đảng ở cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo khởi nghĩa.
Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám đã được Đảng ta phát triển trong các thời kỳ cách mạng tiếp theo, dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành trọn vẹn độc lập, thống nhất Tổ quốc, giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH hiện nay vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nâng cao và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

GƯƠNG SÁNG BA MIỀN TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NĂM 2019


Bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền biển của VN

Hệ thống bản đồ cổ thể hiện chủ quyền xuyên suốt của VN đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông ít nhất từ thế kỷ 15.
Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988. Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại các quần đảo của VN, nhất là trong những năm gần đây, dựa trên yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ VN lẫn cộng đồng quốc tế. Gần đây nhất, Trung Quốc còn đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực phía nam Biển Đông. Từ dùng vũ lực chiếm đóng, tuyên bố chủ quyền trái phép cho đến bồi đắp, quân sự hóa, tập trận phô trương sức mạnh, Trung Quốc đang ngang nhiên triển khai ý đồ chiếm trọn phần lớn Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp các chứng lý lịch sử.
Theo các tài liệu của Tạp chí Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN), đã có hàng trăm cuộc đàm phán đa phương, song phương với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo và các chứng cứ về chủ quyền biển đảo của các nước đều đã được các quốc gia công bố. VN trong nhiều năm nay liên tục đưa ra các bằng chứng không thể chối cãi về biển đảo của mình trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc và công bố quốc tế. Mới đây, tạp chí Phương Đông đã nghiên cứu và tập hợp các nguồn tài liệu thu thập từ trong và ngoài nước nhằm có cách nhìn hệ thống hơn đối với các bằng chứng về chủ quyền biển đảo của VN. Các bản đồ và thông tin được thể hiện trong bài viết Bản đồ và thư tịch chứng minh VN có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả Thế Anh.

TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Các khu công nghiệp ở nước ta được hiểu là một phần lãnh thổ quốc gia, được xác định ranh giới rõ ràng; thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để phục vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các địa phương trên cả nước đã thu hút, triển khai hàng nghìn dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, hình thành hàng trăm khu công nghiệp, trong đó có nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn, nhất là trên các địa bàn trọng điểm kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, tổ chức đảng, ban quản lý các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ, người lao động hiểu rõ, đầy đủ quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, v.v.
Vì vậy, cần tích cực tuyên truyền giáo dục phòng, chống tụ tập gây rối ở các khu công nghiệp. Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến để người lao động thấy rõ âm mưu, thủ đoạn, bản chất của các thế lực thù địch, cũng như những hành vi tụ tập gây rối là vi phạm pháp luật, v.v. Để đạt hiệu quả, cần thực hiện đa dạng hình thức, biện pháp; kết hợp thông tin, tuyên truyền tập trung với lồng ghép trong sinh hoạt, công tác của các tổ, nhóm lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu, giao lưu, tọa đàm. Qua đó, nâng cao nhận thức cho mọi người về pháp luật, về quyền hạn quản lý của Nhà nước, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,… thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, không bị các thế lực thù địch kích động tụ tập gây rối, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ công nhân, giữa công nhân với nhân dân và các doanh nghiệp góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Cần chú ý phát hiện, xử lý “tham nhũng” trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII


Ngày 26-7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và đã có những phát biểu kết luận quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo vừa qua dần đã đem lại niềm tin cho nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã thể hiện được sự chỉ đạo nhất quán của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, đó là không có “vùng cấm”,  không có ngoại lệ, không có “hạ cánh an toàn”. Phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa rồi do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì làm cho mọi người yên tâm và tin tưởng rằng, “cuộc chiến” sẽ tiếp tục, sẽ quyết liệt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Đại hội Đảng lần thứ XIII sắp đến, nhất quyết không được để lọt những người có biểu hiện tham ô, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức vào cấp ủy. Đồng thời, ai vướng vào quan hệ thân quen, đưa gia đình vợ con vào mà tìm mọi cách bao che, xoá nhẹ đi thì không được, có dính dáng gì thì thôi không cơ cấu vào cấp uỷ nữa.
Trong công tác cán bộ, mình yêu cầu chống kẻ cơ hội chính trị, chống “chạy chức, chạy quyền”, hiện tượng “cả họ làm quan”... Khi bổ nhiệm cán bộ cần đánh giá cẩn thận quá trình công tác đã trải qua, chứ không nên chỉ đơn thuần nhìn vào hồ sơ.
Hiện nay, chuẩn bị Đại hội Đảng sẽ có tình trạng một số người “đi nhẹ, nói khẽ”, không dám quyết, không dám đương đầu. Do đó, Đảng phải có giải pháp, phải tăng cường quản lý, giám sát, đặc biệt là giám sát của Mặt trận Tổ quốc và giám sát của dân, để xem cách người đó xử lý công việc liên quan đến quyền lợi của dân như thế nào. Có cán bộ không quyết cái gì cả, cứ bình bình mà “đi” lên. Do đó, yêu cầu cán bộ phải lao vào công việc, phải thể hiện quan điểm, phải vì dân. Cần lấy tiêu chí anh quyết đoán, xông pha vào công việc như thế nào; đối với sự việc liên quan đến lợi ích của người dân thì anh vì dân ra sao. Nếu làm được điều này thì rất tốt, sẽ loại ra được những cán bộ cơ hội, đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.
 “Lò cháy lên rồi không ai có thể đứng ngoài cuộc được”. Kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa rồi cũng là hiệu lệnh cho giai đoạn tiếp theo của “cuộc chiến” phòng, chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm đẩy lùi tham nhũng cao độ của Đảng, Nhà nước và làm cho nhân dân yên tâm hơn. Trước đây nhân dân cũng có lúc lo lắng, vì thấy một số người có biểu hiện tham ô, tham nhũng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, nhưng vừa rồi qua thông tin xử lý các vụ việc thì nhân dân tin tưởng hơn. Khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết sẽ tiếp tục làm, kiên trì, bền bỉ, không chùng lại... thì người dân sẽ chờ đợi, lắng nghe. Quan trọng nhất, với kết luận, tuyên bố ấy thì người dân phấn khởi, yên tâm, tin tưởng. Mà khi có sự đồng thuận của dân thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn.