Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền biển của VN
Hệ thống bản đồ cổ thể hiện chủ quyền xuyên suốt của VN đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông ít nhất từ thế kỷ 15.
Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988. Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại các quần đảo của VN, nhất là trong những năm gần đây, dựa trên yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ VN lẫn cộng đồng quốc tế. Gần đây nhất, Trung Quốc còn đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN ở khu vực phía nam Biển Đông. Từ dùng vũ lực chiếm đóng, tuyên bố chủ quyền trái phép cho đến bồi đắp, quân sự hóa, tập trận phô trương sức mạnh, Trung Quốc đang ngang nhiên triển khai ý đồ chiếm trọn phần lớn Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp các chứng lý lịch sử.
Theo các tài liệu của Tạp chí Phương Đông thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN), đã có hàng trăm cuộc đàm phán đa phương, song phương với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo và các chứng cứ về chủ quyền biển đảo của các nước đều đã được các quốc gia công bố. VN trong nhiều năm nay liên tục đưa ra các bằng chứng không thể chối cãi về biển đảo của mình trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc và công bố quốc tế. Mới đây, tạp chí Phương Đông đã nghiên cứu và tập hợp các nguồn tài liệu thu thập từ trong và ngoài nước nhằm có cách nhìn hệ thống hơn đối với các bằng chứng về chủ quyền biển đảo của VN. Các bản đồ và thông tin được thể hiện trong bài viết Bản đồ và thư tịch chứng minh VN có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả Thế Anh.
TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
Các khu công nghiệp ở nước ta được hiểu
là một phần lãnh thổ quốc gia, được xác định ranh giới rõ ràng; thành lập, hoạt
động theo quy định của pháp luật và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để phục vụ
sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
các địa phương trên cả nước đã thu hút, triển khai hàng nghìn dự án đầu tư
trong nước và nước ngoài, hình thành hàng trăm khu công nghiệp, trong đó có nhiều
khu công nghiệp có quy mô lớn, nhất là trên các địa bàn trọng điểm kinh tế, tạo
việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động, góp phần quan trọng
thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, tổ chức đảng, ban
quản lý các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền để cán bộ, người lao động hiểu rõ, đầy đủ quan điểm, chủ
trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là Luật
Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, v.v.
Vì vậy, cần tích cực
tuyên truyền giáo dục phòng, chống tụ tập gây rối ở các khu công nghiệp.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến để người lao động thấy rõ âm
mưu, thủ đoạn, bản chất của các thế lực thù địch, cũng như những hành vi tụ tập
gây rối là vi phạm pháp luật, v.v. Để đạt hiệu quả, cần thực hiện đa dạng hình
thức, biện pháp; kết hợp thông tin, tuyên truyền tập trung với lồng ghép trong
sinh hoạt, công tác của các tổ, nhóm lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi
tìm hiểu, giao lưu, tọa đàm. Qua đó, nâng cao nhận thức cho mọi người về pháp
luật, về quyền hạn quản lý của Nhà nước, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,… thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh
giác, không bị các thế lực thù địch kích động tụ tập gây rối, chia rẽ đoàn kết
trong nội bộ công nhân, giữa công nhân với nhân dân và các doanh nghiệp góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để
sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Cần chú ý phát hiện, xử lý “tham nhũng” trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII
Ngày 26-7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng và đã có những phát biểu kết luận quan trọng, thu hút sự quan
tâm của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo vừa qua dần đã đem lại niềm tin cho nhân
dân đối với Đảng, đối với chế độ. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
đã thể hiện được sự chỉ đạo nhất quán của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương, đó là không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, không có “hạ cánh an
toàn”. Phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa
rồi do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì làm cho mọi người yên tâm và tin
tưởng rằng, “cuộc chiến” sẽ tiếp tục, sẽ quyết liệt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
cho rằng Đại hội Đảng lần thứ XIII sắp đến, nhất quyết không được để lọt những
người có biểu hiện tham ô, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
vào cấp ủy. Đồng thời, ai vướng vào quan hệ thân quen, đưa gia đình vợ con vào
mà tìm mọi cách bao che, xoá nhẹ đi thì không được, có dính dáng gì thì thôi
không cơ cấu vào cấp uỷ nữa.
Trong công tác cán bộ, mình yêu cầu chống kẻ cơ
hội chính trị, chống “chạy chức, chạy quyền”, hiện tượng “cả họ làm quan”...
Khi bổ nhiệm cán bộ cần đánh giá cẩn thận quá trình công tác đã trải qua, chứ
không nên chỉ đơn thuần nhìn vào hồ sơ.
Hiện nay, chuẩn bị Đại hội Đảng sẽ có tình trạng
một số người “đi nhẹ, nói khẽ”, không dám quyết, không dám đương đầu. Do đó,
Đảng phải có giải pháp, phải tăng cường quản lý, giám sát, đặc biệt là giám sát
của Mặt trận Tổ quốc và giám sát của dân, để xem cách người đó xử lý công việc
liên quan đến quyền lợi của dân như thế nào. Có cán bộ không quyết cái gì cả,
cứ bình bình mà “đi” lên. Do đó, yêu cầu cán bộ phải lao vào công việc, phải
thể hiện quan điểm, phải vì dân. Cần lấy tiêu chí anh quyết đoán, xông pha vào
công việc như thế nào; đối với sự việc liên quan đến lợi ích của người dân thì
anh vì dân ra sao. Nếu làm được điều này thì rất tốt, sẽ loại ra được những cán
bộ cơ hội, đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.
“Lò cháy
lên rồi không ai có thể đứng ngoài cuộc được”. Kết luận của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước vừa rồi cũng là hiệu lệnh cho giai đoạn tiếp theo của “cuộc chiến”
phòng, chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm đẩy lùi tham nhũng cao độ của Đảng,
Nhà nước và làm cho nhân dân yên tâm hơn. Trước đây nhân dân cũng có lúc lo
lắng, vì thấy một số người có biểu hiện tham ô, tham nhũng vẫn nhởn nhơ ngoài
vòng pháp luật, nhưng vừa rồi qua thông tin xử lý các vụ việc thì nhân dân tin
tưởng hơn. Khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết sẽ tiếp tục làm, kiên trì,
bền bỉ, không chùng lại... thì người dân sẽ chờ đợi, lắng nghe. Quan trọng
nhất, với kết luận, tuyên bố ấy thì người dân phấn khởi, yên tâm, tin tưởng. Mà
khi có sự đồng thuận của dân thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn.
Cán bộ không thực hiện trách nhiệm giải trình sẽ bị kỷ luật cảnh cáo
Trách nhiệm giải trình là một trong những biện pháp
góp phần đẩy lùi nguy cơ tham nhũng. Theo quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng (PCTN), cán bộ không thực hiện việc giải trình sẽ bị kỷ luật
cảnh cáo.
“Cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó”, Luật PCTN năm
2018 quy định.
Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực
hiện trách nhiệm giải trình.
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN,
theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP, người thực hiện nhiệm vụ, công vụ vi phạm quy
định về thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác
PCTN thì bị kỷ luật khiển trách. Trường hợp không thực hiện việc giải trình,
không xây dựng, không công khai báo cáo về PCTN thì bị kỷ luật cảnh cáo.
Được từ chối giải trình khi người yêu cầu dùng chất kích thích
Nghị định 59 quy định, nội dung giải trình gồm: Cơ sở pháp lý của
việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi; thẩm quyền ban hành quyết định,
thực hiện hành vi; trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi;
nội dung của quyết định, hành vi.
Để được tiếp nhận yêu cầu giải trình, cá nhân phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ
quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình.
Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải
trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
Tuy nhiên, pháp luật PCTN có quy định rõ những trường hợp người có
trách nhiệm giải trình được quyền từ chối yêu cầu giải trình.
Đó là, khi không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình; nội
dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
kinh doanh theo quy định của pháp luật; nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban
hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ
quan cấp dưới.
Trường hợp người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không
làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự,
đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình thì
người có trách nhiệm giải trình cũng được quyền từ chối yêu cầu giải trình…
Không quá 15 ngày phải thực hiện việc giải trình
Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại
cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình. Cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các
điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình.
Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng
dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì
việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực
tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
Còn các trường hợp khác, thời hạn thực hiện việc giải trình không
quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp
có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 1 lần; thời gian gia hạn không quá 15
ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.
Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách
nhiệm giải trình được quyết định tạm đình chỉ việc giải trình khi người yêu cầu
giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa
vụ hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá
nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình…
Khi lý do tạm đình chỉ không còn, người thực hiện trách nhiệm giải
trình tiếp tục thực hiện việc giải trình.
Với các trường hợp như người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết
mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; mất năng lực hành vi dân sự mà không
có người đại diện theo pháp luật hoặc rút toàn bộ yêu cầu giải trình thì người
thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng
lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con
người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
- Đầu năm 1945, tình hình thế giới, trong nước có những thay đổi, diễn
biến có lợi cho cách mạng, thời cơ cách mạng đã đến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng
khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa
nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền
Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội
An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà
Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi
nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo
các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)