Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRONG CUỘC CHIẾN "KHÔNG KHÓI SÚNG" HIỆN NAY


Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước XHCN.Chiến lược “Diễn biến hòa bình” thực hiện bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng” đã được các nhà chính trị, quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu.
Hiện nay, bản chất của chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam không hề thay đổi.Các thủ đoạn mới chỉ là việc thay hình, đổi dạng cho phù hợp với tình hình và diễn biến của thời cuộc. Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch dùng mọi phương thức trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch đã coi thủ đoạn “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang (LLVT) là một trong những mục tiêu, nội dung tấn công chủ yếu nhằm tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với LLVT.
Để thực hiện âm mưu, thủ đoạn này, các thế lực thù địch đã và đang triển khai mạnh mẽ các mũi tấn công vào đạo đức, lối sống bằng các chiêu bài dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong LLVT dần dần bị suy thoái về đạo đức, lối sống, quen dần với cuộc sống hưởng thụ, đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, sao nhãng, xem nhẹ việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ra sức tuyên truyền phủ nhận quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên tạc Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta; làm lu mờ bản chất, truyền thống của Quân đội, Công an; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sĩ, làm mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu của LLVT. Đồng thời, ra sức công kích phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với LLVT; đòi xóa bỏ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong Quân đội. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của một vài cá nhân, đơn vị Quân đội, Công an,… hòng làm mất uy tín của Quân đội, Công an. 
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chúng lợi dụng ưu thế của internet để xây dựng hàng loạt các trang thông tin, các blog có nội dung kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là sử dụng các hình ảnh cắt ghép, có nội dung lệch lạc nhằm bôi nhọ, làm mất uy tín của lực LLVT với nhân dân, cùng với đó, chúng triệt để sử dụng thủ đoạn dùng mạng xã hội để nhanh chóng kết nối thành viên, truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước, LLVT với nhân dân; tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội và đặc biệt là trước các vấn đề nhạy cảm, vào các thời điểm nhạy cảm như tổ chức đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và kỷ niệm các sự kiện lớn của đất nước.
Trước thực tiễn đó, việc tiến hành đánh giá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đòi “phi chính trị hoá” LLVT nhằm chống phá cách mạng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh với âm mưu, hoạt động đòi “phi chính trị hoá” LLVT là vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa chiến lược và cấp thiết hơn bao giờ hết. 
Những biểu hiện trên đây tuy không hoàn toàn là những thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhưng về cơ bản đó là những dấu hiệu đặc trưng, nổi bật nhất, thể hiện tính chất tinh vi, xảo quyệt và sự nguy hiểm, thâm độc của nó đã và đang không ngừng tăng lên.Vì vậy, chúng ta phải luôn tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến “không khói súng” nhưng đầy cam go, quyết liệt này.


CẢNH GIÁC VỚI GIỌNG ĐIỆU “CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ”


Trong bài viết “Bàn về cải cách chính trị”, đăng tải trên trang mạng boxitvn,net gần đây của Nguyễn Đình Cống đã xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Bàn về cải cách và suy diễn chủ quan là giọng điệu xuyên tạc với dụng ý xấu của Nguyễn Đình Cống khi cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam rất thích dùng từ “đổi mới”, trong khi có nhiều việc thực ra là sửa sai. Với nền chính trị của VN hiện nay nên dùng từ cải cách có lẽ sát đúng hơn”. Rõ ràng Nguyễn Đình Cống cũng thuộc diện người có hiểu biết ở nước người, chưa nói là có thể hơn nhiều người, nhưng lại chưa hiểu rõ ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đoàn kết, thống nhất, phấn đấu thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước thì vẫn còn một số người cố tình hướng lái với dụng ý xấu để người khác hiểu nhầm về đổi mới và cải cách. Ví như cách của Nguyễn Đình Cống là sự dẫn luận, chứng minh ở nước này, nước khác nhưng có sự khác xa về văn hóa, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội… với Việt Nam. Nói tóm lại là rất khác với Việt Nam. Mà theo cải cách của họ đã cho thấy, chẳng có gì là thuận buồm xuôi gió, thậm chí gặp nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp. Thực tế lịch sử đã chứng minh rõ điều đó.
Cũng về chủ đề cải cách, Nguyễn Đình Cống còn xuyên tạc thực tế dân chủ ở Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Đình Cống vu khống rằng: “Đảng đã chiếm đoạt quyền của dân”; “tạo ra một quốc hội bị lệ thuộc”. Ông dẫn ra nhiều vấn đề theo cách ngụy biện, hướng lái người đọc chống Đảng Cộng sản qua phương thức tấn công vào “dân chủ”, vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân là “Quốc hội”. Những nội dung trong bài viết luận về mối quan hệ quan trọng giữa các chủ thể là Đảng, Quốc hội, Nhà nước một cách biệt lập theo mô hình đâu đó trên thế giới xuất hiện đã xa xưa, mà tất cả không còn gì là vấn đề mới, càng không là phát hiện mới của Nguyễn Đình Cống.
Về Đảng Cộng sản với vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như vai trò Đảng cầm quyền của Đảng không phải đến nay mới được đề cập và bàn luận. Song điều mà chúng ta quan tâm chính là ở nội dung đề xuất của Nguyễn Đình Cống: “Việc quan trọng tiếp theo nhưng cũng nên làm ngay là chuyển từ một đảng lãnh đạo cách mạng và nắm giữ chính quyền theo lối toàn trị thành một đảng chính trị cầm quyền”. Có thể thấy, việc Nguyễn Đình Cống nêu ra không ngoài mục đích nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà thôi. Chúng ta đều biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy mục đích phấn đấu cao nhất là đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Những ai như Nguyễn Đình Cống chưa hiểu hoặc cố tình xuyên tạc sự thật ấy chỉ là kẻ đang có dụng ý xấu với Đảng, với dân, với nước.
Ai cũng biết, góp ý kiến tham gia xây dựng, củng cố Quốc hội, Nhà nước và hệ thống chính trị là trách nhiệm chính trị của mọi công dân Việt Nam. Do vậy, ý kiến của người dân nào tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Quốc hội đều được Đảng trân trọng và lắng nghe, tiếp thu. Trong bài viết, Nguyễn Đình Cống đưa ra một số tiêu chí để nhân dân tham gia bầu quốc hội cũng là một trong hàng vạn ý kiến, mà thật ra không có gì mới. Nếu có chăng thì chỉ là cách ông thể hiện mình là người hiểu biết một cách làm của nước khác, ở một thể chế chính trị khác không phù hợp với Việt Nam. Điều không khó để nhận ra là Nguyến Đình Cống đang muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 Mọi người hãy cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, phê phán những giọng điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, những âm mưu, hoạt động gây hoài nghi, lôi kéo, kích động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của những phần tử thù địch, cơ hội chính trị trên các trang mạng xã hội làm tổn hại đến lợi ích Quốc gia, dân tộc.


VẪN LÀ LUẬN ĐIỆU “DÂN CHỦ LÀ PHẢI ĐA DẢNG” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG


Đại hội XIII của Đảng đang đến gần, các thế lực thù địch, phản động trong nước và ở nước ngoài tiếp tục rêu rao khẩu hiệu “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, chúng lừa dối dư luận cho rẳng “Dân chủ là phải đa đảng”, thực chất của khẩu hiệu này là gì?
Chúng nói, “dân chủ là phải đa đảng”. Nhưng không nhìn vào thực tế, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Đảng Cộng sản với lịch sử hơn 100 năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân và những lý tưởng cao đẹp, có thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của đảng luôn bị đe dọa, bị khủng bố; luật pháp “khoanh tròn” hoạt động của Đảng Cộng sản trong không gian chính trị nhỏ bé và ngột ngạt nên chẳng có cơ may phát triển, còn nói gì đến cái gọi là dân chủ trong việc đấu tranh giành vị trí cầm quyền?
Trong XHCN, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền XHCN là công cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.
Bên cạnh đó thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền đó cũng chống lại tất cả những gì xâm phạm tới và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do đó, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ.
Lấy hiện trạng ngày nay xã hội còn những tồn tại, những hạn chế, nhiều vấn đề mất dân chủ, điển hình là những vụ án mà cá nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy đó là lỗi cơ chế, là lỗi hệ thống? Đó là sự quy kết hoàn toàn sai lệch. Không có bất cứ xã hội nào tránh được những hạn chế khi thực hiện. Với Việt Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN tất còn nhiều tồn tại chưa dễ gì gỡ bỏ, và việc xảy ra những vấn đề mất dân chủ là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, đó không phải là bản chất của xã hội XHCN.
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.
VTG./.

DI CHÚC BÁC HỒ LÀ “CẨM NANG” SÂU SẮC VÀ TOÀN DIỆN


Chúng ta đã nghiên cứu và ngày càng làm rõ tầm vĩ đại bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại: Là đường lối phát triển, là cương lĩnh xây dựng đất nước, là chiến lược cách mạng, là tầm nhìn vượt thời đại…
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ “di chúc” cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta mà còn cho tất cả, các đảng anh em, nhân loại tiến bộ… Chính vì thế, ý nghĩa phổ quát của kiệt tác vừa là truyền thống, dân tộc vừa là nhân loại, quốc tế, là tư tưởng thời đại, cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau!
Ngày nay, trong xu thế văn hóa toàn cầu đang trong cuộc đối thoại lớn, đây cũng là văn bản mẫu mực, tiêu biểu cho một văn bản đối thoại bởi đã đáp ứng cao nhất các yếu tố cơ sở: Chủ thể diễn ngôn có đầy đủ nhất tư thế phát ngôn (là Lãnh tụ có uy tín trên thế giới, là vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, là Cha già dân tộc); chủ thể hiểu biết một cách sâu sắc, toàn diện văn hóa dân tộc và nhân loại; là tiếng nói chân thành nhất của tình thương yêu con người, yêu hòa bình; là tiếng nói ân nghĩa, chân tình, thủy chung; là niềm tin, niềm lạc quan vô hạn…
Di chúc của Bác đã tỏa sáng, làm giàu có thêm, làm tinh tế hơn cho văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại.
Trước hết là văn hóa niềm tin. Hiểu theo khái niệm thì “di chúc” là văn bản ghi lại những điều mà người sắp từ giã cõi đời dặn dò những người đang sống. Do vậy tự thân văn bản đã gợi nên những gì nhớ tiếc, ngậm ngùi, xót thương. Nhưng Di chúc của Bác Hồ tuyệt không gợi một sắc thái ý nghĩa nào như vậy mà luôn có xu hướng vượt thoát ra ngoài ranh giới thể loại để mang tầm vóc một văn kiện lịch sử vô giá. Đây là hiện tượng siêu thể loại mà chính tác giả cũng không gọi là “di chúc”, chỉ là “để sẵn mấy lời…”. Không ngẫu nhiên mở đầu là một niềm tin chiến thắng, đi suốt tác phẩm hai chữ “nhất định” được nhắc lại 5 lần.
Đó là văn hóa đoàn kết. Văn bản chỉ hơn một nghìn từ nhưng từ “đoàn kết” được nhấn mạnh tới 8 lần, riêng phần “nói về Đảng” nhắc lại 5 lần. Bác coi “đoàn kết” là truyền thống, cũng là nguyên nhân làm nên mọi thắng lợi của Đảng. Phần nói về phong trào cộng sản thế giới “đoàn kết” được nhắc lại hai lần nhưng hai chữ “anh em” biến thể của “đoàn kết” (anh em như chân với tay) được nhấn mạnh 4 lần. Cái gốc của đoàn kết là câu nói vàng: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đó là chân lý, nguyên lý, cũng là đạo lý.
Đó là văn hóa vì dân, phục vụ dân (hai chữ “phục vụ” được nhắc lại 7 lần). Là văn hóa cầm quyền lãnh đạo nhân dân nhưng cũng phải là “đầy tớ thật trung thành” của nhân dân!...
Đoạn cuối văn bản khép lại bằng câu chữ nhưng mở ra cả một chân trời lý tưởng, một mục đích đi tới phồn vinh, hạnh phúc cho cả dân tộc ta!
Di chúc là “cẩm nang” cho ứng xử văn hóa trong cuộc đối thoại văn hóa toàn cầu hôm nay và cả mai sau!
Tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, bởi đó là tư tưởng tiến bộ vì con người, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân loại. Kết tinh cao nhất tư tưởng đó nên Di chúc của Người mãi vĩnh hằng, trường tồn, muôn thuở!

MỪNG QUỐC KHÁNH CHÚNG TA NHỚ VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho, có nguồn gốc nông dân. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị. Tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Suốt 30 năm hoạt động ở nước ngoài nghiên cứu học tập, hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, chính quốc, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp… Từ đây Người nghiên cứu, học tập, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam Người tiếp tục có những chỉ đạo đúng đắn cho cách mạng. Năm 1941 Người về nước, chuẩn bị mọi mặt gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu từ đây Việt Nam từ một dân tộc thuộc địa trở thành quốc gia độc lập, người dân từ thân phận nô lệ trở thành người tự do, hạnh phúc. Nhưng quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của chúng ta chưa được bao lâu thì đất nước lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ 9/1945), kháng chiến chống Mỹ (7/1954). Trước tình thế cách mạng với muôn vàn khó khăn Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Trước lúc đi xa Người có di chúc để lại cho toàn đảng, toàn dân, toàn dân ta. Năm nay trong dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 cũng là thời điểm Đảng, Nhà nước, nhân dân ta long trọng kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Bác. Những thành tự to lớn sau 74 năm nước nhà được độc lập, 44 năm đất nước thống nhất và 33 năm đổi mới càng nhắc lại những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước, với cách mạng. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.


Lời dặn đầu tiên của Bác trong Di chúc


Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc là vấn đề xây dựng Đảng. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Người trong Di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
Nói về Đảng, trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Đây là sự tổng kết mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc về vị trí, vai trò của Đảng. Thực tế cho thấy, từ khi được thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.
Và cho đến thời điểm Người viết Di chúc, Đảng đã và đang lãnh đạo nhân dân tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà. Bác khẳng định yếu tố cốt lõi dẫn đến sự tổ chức, lãnh đạo thành công của Đảng, đó là: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc".
Như vậy, hai yếu tố quan trọng giúp cho Đảng có khả năng tổ chức, lãnh đạo, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cách mạng là sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và Đảng một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đảng có đoàn kết chặt chẽ thì mới thực hiện được tôn chỉ, mục đích phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Ngược lại, phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc là cơ sở để tạo ra và củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Bác cũng khẳng định: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Thật vậy, đoàn kết là một nội dung quan trọng trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố và phát triển lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn ai hết, Bác hiểu rõ đoàn kết có sức mạnh to lớn như thế nào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết luôn là tư tưởng chiến lược cách mạng lâu dài nhất quán, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là cơ sở của đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế, là sức mạnh của Đảng và là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Do đó, trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề đoàn kết đã được Bác đặt lên hàng đầu.
Sự so sánh giữa "giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" hàm chứa ẩn ý rất sâu sắc. Có giữ gìn được đoàn kết trong Đảng mới giúp cho Đảng sáng suốt trong tổ chức, lãnh đạo nhân dân, trong xác định đường lối cách mạng. Ngược lại, Đảng không giữ gìn được sự đoàn kết, khác nào mắt bị hỏng con ngươi, như người mù không thấu tỏ đường đi.
Có thể thấy, chỉ trong một đoạn ngắn mà Bác sử dụng đến 5 từ "đoàn kết", cho thấy đây là một điều kiện không thể thiếu, một điều kiện tất yếu khi Đảng muốn xây dựng, phát triển trong sạch, vững mạnh.
Không những chỉ ra vai trò to lớn của sự đoàn kết, Bác còn chỉ ra cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Bác viết: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Đây không chỉ là sự đúc kết, khái quát mang tầm lý luận sâu sắc mà còn là biểu hiện tầm cao trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Người từng nêu lên mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ và đoàn kết trong Đảng: Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Nhờ có dân chủ mà Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ có dân chủ trong Đảng nên đã khắc phục được tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần chúng.
Vì vậy, "thực hành dân chủ rộng rãi" là điều vô cùng cần thiết trong Đảng. Bên cạnh đó, phê bình và tự phê bình cũng là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển và là vũ khí sắc bén của Đảng.
Phê bình và tự phê bình không những để sửa chữa khuyết điểm trong Đảng, làm cho đảng viên tiến bộ và mạnh lên, mà còn khẳng định Đảng thật sự chân chính. Khi căn dặn về thực hiện phê bình và tự phê bình trong Đảng, Bác lưu ý phải tiến hành "thường xuyên và nghiêm chỉnh". Bởi lẽ, nếu không được tiến hành thường xuyên, lúc làm, lúc không thì sự phê bình và tự phê bình không kịp thời; mặt khác, nếu tiến hành không nghiêm chỉnh, qua loa, hình thức, "dĩ hòa vi quý" thì không có hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng.
Bác cũng không quên nhắc nhở cán bộ, đảng viên "phải có tình thương yêu lẫn nhau". Bởi trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau thì mới thực hành được "dân chủ rộng rãi," mới "thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Không có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau sẽ dẫn đến dân chủ hình thức, tự phê bình và phê bình không nghiêm túc.