Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG LÀ TẤT YẾU, KHÁCH QUAN VÀ LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI


Trong bài: “Về quan điểm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”” đăng trên Việt Nam Thời báo ngày 28/8/2019, An Viên đã thể hiện bản chất phản động, chống phá bằng những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp vai trò, trách nhiệm của những người đang tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Trong suốt bài viết của mình, An Viên luôn cho rằng những người đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như PGS. TS Lương Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Ngọc Trinh là những người “Dập khuôn quan điểm và độc tôn chân lý” và Họ sẵn sàng quy kết “sai trái” và “kiên quyết chống lại” nếu quan điểm hay ý kiến nào đó trái chủ nghĩa và tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng HCM, đường lối ĐCSVN;  sẵn sàng sử dụng những tài khoản ảo để “like”, thả biểu tượng cảm xúc cho các bài viết tôn vinh; báo cáo các tài khoản trái chiều nhằm “bảo vệ Đảng, chính quyền”, và dựa vào đó để xét hạng rèn luyện chính trị”.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Hồ Chí Minh - Chiến sĩ giải phóng con người

Trong số ra ngày 2-9, báo Nhân đạo (L'Humanité) của Đảng Cộng sản Pháp đã trang trọng đăng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang nhất và toàn bộ hai trang trong với chủ đề "Di sản của Bác Hồ", gồm hai bài viết về 74 năm Quốc khánh của Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969-2019).
Câu dẫn của các bài viết ghi: Vậy là đã tròn 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng đất nước và có Việt Nam như ngày nay.
Trong bài viết "Hồ Chí Minh - Chiến sĩ giải phóng con người", nhà sử học Alain Ruscio, cựu phóng viên của báo Nhân đạo thường trú tại Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng dành trọn đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Học tập lòng biết ơn của Bác Hồ

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nói đến bản Di chúc thì trước hết phải nói đến Người viết ra nó. Ðó là một con người suốt đời phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp bậc nhất trong thời đại ngày nay mà Lê-nin đánh giá rất đúng rằng đó là trí tuệ, lương tri và vinh dự của thời đại”(1). Với trí tuệ mẫn tiệp và tình cảm cách mạng trong sáng, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ 1000 từ, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn: không thiếu việc gì, không sót một ai; trong đó, Bác Hồ luôn dành tình yêu vô hạn và đặt ra yêu cầu cao trong thực hiện chính sách đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và coi đây là chính sách cấp bách trước mắt, cũng như là nhiệm vụ chính trị lâu dài của Đảng, Nhà nước ta - “Đầu tiên là công việc đối với con người”.

Muôn vàn tình thân yêu Bác dành cho bộ đội

Quý trọng, thương yêu những người con trung hiếu
Mỗi câu chữ, mỗi đoạn văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thấm đượm một niềm tin sắt son, một tình cảm sâu nặng, một tình thương yêu vô bờ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trước lúc đi xa, Bác Hồ đã căn dặn nhiều điều quý báu, gửi gắm nhiều thông điệp cho thế hệ mai sau. Trong Di chúc, Người viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.
Thật xúc động biết bao trước khi từ giã cõi trần, trong số những thành phần xã hội được Bác Hồ nhắc đến và “để lại muôn vàn tình thân yêu” có cán bộ, chiến sĩ quân đội. Vì hơn ai hết, là người sáng lập, rèn luyện, giáo dục và dìu dắt, theo dõi Quân đội ta ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ rất thấu hiểu sự gian khổ, hy sinh to lớn của bộ đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Là người trực tiếp đứng trên tuyến đầu đánh quân xâm lược, "nếm mật nằm gai" nơi chiến trường và đối mặt với muôn vàn gian khó, hiểm nguy ở những nơi thâm sơn cùng cốc, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội đã chiến đấu mưu trí, quả cảm, hy sinh anh dũng, để lại một nỗi đau khôn nguôi cho gia đình, người thân, làng xóm, quê hương, đất nước. Bác Hồ từng nói rằng, trước khi vào quân đội, họ là những thanh niên khỏe mạnh, vui vẻ, nhưng vì trải qua ăn gió nằm sương, hứng chịu những trận mưa bom bão đạn nên nhiều bộ đội, người thì hy sinh tính mạng, người thì tay què, chân cụt và mang nỗi đau thương tật suốt đời. Cho nên, bổn phận của chúng ta là phải trân trọng, yêu thương, nâng đỡ những người con trung hiếu đó.
Trong suốt 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước (1945-1969), mặc dù bận trăm công nghìn việc lo cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, nhưng Bác Hồ đã dành nhiều tâm sức cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục quân đội từ việc lớn đến việc nhỏ. Việc lớn, Bác dạy: “Toàn thể cán bộ và chiến sĩ cần phải ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, cần phải nâng cao lập trường và tư tưởng của giai cấp công nhân, cần phải nắm vững đường lối quân sự của Đảng, ra sức rèn luyện kỹ thuật và chiến thuật, cần phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân”. Việc nhỏ, Bác căn dặn bộ đội không bao giờ được tơ hào từ cái kim, sợi chỉ của nhân dân và phải kính yêu dân, tôn trọng dân, bảo vệ dân ở mọi lúc, mọi nơi. Có rất nhiều câu chuyện mà mỗi lần nhắc lại, chúng ta đều rưng rưng xúc động về tình cảm cao đẹp của vị lãnh tụ đã dành cho cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Đầu năm 1954, Bác làm việc tại Chiến khu Việt Bắc. Thời tiết giá rét nên một chiến sĩ đi tuần đêm nhiễm lạnh bị ho. Biết chuyện, Bác lấy chiếc áo trấn thủ của mình đưa cho người lính mặc để đỡ rét, nhưng anh không dám nhận. Bác ân cần nói: “Chú cứ giữ lấy mà mặc. Bác đã có áo khác”. Rồi Bác tự tay khoác chiếc áo vào vai người chiến sĩ trẻ khiến anh vừa bối rối, vừa cảm động khôn cùng.
Tháng 7-1967, thời tiết giữa hè nóng như thiêu như đốt, thương các chiến sĩ phòng không trực chiến trên nóc Hội trường Ba Đình không đủ nước uống, Bác đã dành số tiền tiết kiệm của mình tặng lực lượng bộ đội phòng không Hà Nội để có tiền mua thêm nước giải khát trong những ngày hè nắng nôi.
Muôn vàn tình thân yêu Bác dành cho bộ đội
Tình thương yêu của Bác dành cho cán bộ, chiến sĩ quân đội như tình cảm của người cha dành cho những đứa con ruột thịt của mình. Sinh thời, Bác nhiều lần ra tận trận địa hỏi thăm bộ đội đang làm nhiệm vụ huấn luyện, trực chiến. Trong hoàn cảnh nước nhà kháng chiến còn nhiều khó khăn, Bác luôn động viên nhân dân hăng hái lao động sản xuất để có nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ bộ đội, để bộ đội có điều kiện ăn no, đánh thắng. Mong muốn bộ đội có cuộc sống no đủ, Bác huấn thị cho những người làm công tác hậu cần quân đội: “Phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ” (tháng 9-1951). Đối với các cấp chỉ huy trong quân đội, Bác yêu cầu: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt” (tháng 5-1951).
Lời Bác dạy các lực lượng, các quân binh chủng trong quân đội
“Muôn vàn tình thân yêu” của Bác Hồ dành cho bộ đội còn thể hiện sâu sắc ở những lời huấn thị, giáo dục của Người đối với các lực lượng, các quân chủng, binh chủng trong Quân đội ta.
Với đội ngũ sĩ quan làm công tác tham mưu trong quân đội, Bác huấn thị: “Muốn thắng địch phải biết địch biết ta, nắm chắc ý định cấp trên, có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Phải có mưu trí sáng tạo” (tháng 12-1945).
Với đội ngũ cán bộ chính trị, Bác chỉ rõ: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn” (tháng 3-1948).
Với chiến sĩ quân y, Bác dặn dò: “Một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền” (tháng 3-1948).
Với những người công tác trong ngành tình báo quân đội, Bác chỉ rõ: “Tình báo là một khoa học. Người làm tình báo ắt phải có 4 đức tính: Bí mật-cẩn thận-khôn khéo - kiên nhẫn” (tháng 8-1949).
Đối với bộ đội công binh, Bác đã tặng lực lượng này lá cờ thêu 4 chữ vàng “Mở đường thắng lợi” và nhấn mạnh: “Quân đội ta ví như cái mác. Bộ binh như mũi mác, công binh như cán mác. Cán có chắc, mũi có sắc, thì mác mới đâm được giặc” (tháng 3-1951).
Đối với bộ đội vận tải, Bác nhắc nhở: “Xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” (tháng 3-1951).
Đối với bộ đội hải quân, Người dặn dò: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên những truyền thống đánh giặc xa xưa của tổ tiên” (tháng 3-1961).
Đối với bộ đội biên phòng, Người tặng mấy câu thơ: “Non xanh nước biếc trùng trùng/ Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao/ Núi cao, sự nghiệp càng cao/ Biển sâu, chí khí ta so vào càng sâu/ Thi đua ta quyết giật cờ đầu” (năm 1962).
Đối với bộ đội thông tin, Người khẳng định: “Công tác thông tin liên lạc là một công tác rất quan trọng, nó như thần kinh, mạch máu của con người” (tháng 7-1966); “Thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn” (tháng 01-1969).
Đối với bộ đội đặc công, Bác nêu rõ: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt” (tháng 3-1967).
Đối với bộ đội pháo binh, Bác khen ngợi: “Pháo binh ta có truyền thống oanh liệt chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” (tháng 4-1967).
Không chỉ có những lời huấn thị quý giá đối với các lực lượng trong quân đội trực tiếp làm nhiệm vụ cầm súng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Bác Hồ đã có lời chỉ bảo ân cần, sâu sắc đối với một “binh chủng đặc biệt”, đó là đội ngũ những người làm công tác báo chí, xuất bản trong quân đội.
Trên Báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên ngày 20-10-1950, Bác gửi thư căn dặn cán bộ, phóng viên: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”.
Tháng 6-1968, Bác căn dặn cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản Quân đội nhân dân: “Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình. Từ nay trở đi trên sách hay báo, các chú nên có câu đó. Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù sao, nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh có thể giúp các chú tiến bộ. Không riêng gì viết sách, báo mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.
Nguyện trọn đời bước tiếp con đường Bác đã chọn
Là lãnh tụ tối cao của Đảng, dân tộc và người Cha thân yêu của Lực lượng vũ trang, một mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, phát triển của quân đội trên tất cả các mặt công tác chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; mặt khác, Người luôn nhắc nhớ phải bảo vệ tính mạng, chăm sóc sức khỏe bộ đội, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương, mất mát về người trong chiến tranh.
Vào những năm cuối đời, sức khỏe có hạn, Bác ít đi cơ sở hơn trước. Mỗi khi cấp dưới báo cáo tình hình chiến sự trên chiến trường, câu đầu tiên Bác thường hỏi là tình hình sức khỏe và đời sống bộ đội. Biết bộ đội được bảo đảm sức khỏe, ăn no mặc đủ, Bác phấn khởi lắm. Bác nhiều lần dặn dò các tướng lĩnh, chiến tranh có thể còn kéo dài, do đó trong chiến đấu càng ít hao tổn xương máu bộ đội càng tốt. Bác từng chia sẻ, dù không có gia đình, con cái, nhưng Bác coi tất cả thanh niên Việt Nam như con cháu của mình. Khi mỗi thanh niên tham gia chiến đấu và anh dũng hy sinh, Bác như mất một đoạn ruột. Có lần nghe tin trận đánh nào đó bộ đội ta thương vong nhiều, dù có thể chiến thắng, song Bác không được vui lắm. Điều đó cho thấy, Bác quý trọng tính mạng chiến sĩ đến nhường nào. “Muôn vàn tình thân yêu” của Bác dành cho bộ đội còn thể hiện ở lời căn dặn của Người đối với Đảng, Nhà nước ta là sau khi chiến tranh kết thúc, cần phải quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và tạo công ăn việc làm cho bộ đội phục viên, chuyển ngành.
Đối với bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ở ngôi cao mà không xa, giữ trọng trách lớn mà luôn dành tình cảm thân thương, ấm áp cho mọi cán bộ, chiến sĩ, từ tổng tư lệnh quân đội đến người lính binh nhì, binh nhất. Ngay trong xưng hô, Người đã thể hiện một thái độ thân tình đặc biệt. Khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong (nay là Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) tháng 9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Dùng đại từ nhân xưng bác - cháu trong ngữ cảnh này vừa thể hiện sự gần gũi, yêu thương như người cha, người bác dành cho con cháu, vừa nói lên tình cảm sâu nặng và niềm tin son sắt của lãnh tụ đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn gấm vóc.
Trong suốt chặng đường 75 năm qua, dưới sự chăm lo giáo dục, rèn luyện, dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hết lòng cống hiến, hy sinh và làm tròn nhiệm vụ vẻ vang, bổn phận thiêng liêng đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam xứng đáng với danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ mà nhân dân trìu mến trao tặng, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Tiếp bước con đường, sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác đã lựa chọn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quân đội và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đó không chỉ là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng, mà còn là tình cảm, tấm lòng son sắt của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - “linh hồn” làm nên lịch sử, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Muôn vàn tình thân yêu Bác dành cho bộ đội

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ theo Di chúc của Bác

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chăm lo, phát triển thanh niên là mục tiêu, động lực đảm bảo sự phát triển bền vững
 Trong Di chúc, ngay sau phần nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người nhấn mạnh: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Vì vậy, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

TRUNG NGUYỄN KẺ LẠC LÕNG NGƯỢC DÒNG SỰ THẬT

Những ngày vừa qua, nhân sự kiện kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám, trên trang mạng Tiếng Dân, Trung Nguyễn đã đăng bài viết xuyên tạc bản chất của Cách mạng Thám Tám, Y cho rằng: Dân tộc Việt Nam theo Việt Minh làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến nhưng không hề có ý định xây dựng một nhà nước “xã hội chủ nghĩa”.
Sự thật có phải như vậy? Câu trả lời là: Không.
Cần khẳng định rằng, đây là sự xuyên tạc của Trung Nguyễn cùng những kẻ cơ hội, phản động. Chúng ta đều biết, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được hình thành trong con người của Nguyễn Ái Quốc ngay từ khi bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước. Năm 1923, trong truyền đơn cổ động mua báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc đã viết: Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc. Đặc biệt, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo đã ghi rõ: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản… Như vậy có thể thấy, đây chính là nội dung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam nói riêng, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nói chung đều hiểu rõ vấn đề này. Thực tiễn cho thấy, thành công của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cũng như thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhất là những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã chứng minh rõ cho tính đúng đắn, sáng tạo về sự lựa chọn và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam.