Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

TƯ TƯỞNG VỀ ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH

-“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” - một câu nói thật giản dị của Bác Hồ, nhưng từ lâu đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khá sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản, những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.

Tổng Bí thư: Kiên quyết khắc phục tình trạng học để đối phó, học để lấy bằng cấp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Kiên quyết khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị, học để đối phó, học cốt để lấy bằng cấp trong Đảng và xã hội.

Sáng nay (14/9) tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm trọng thể 70 năm xây dựng và phát triển (1949-2019).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo. Tới dự lễ kỷ niệm có: nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và nhiều địa phương.

KỶ NIỆM 106 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2019)

Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam. Ông là một trong những trí thức kiều bào yêu nước đầu tiên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước để phụng sự Tổ quốc.
Trần Đại Nghĩa là một bậc đại trí thức đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý ở nước ngoài để trở về Tổ quốc thực thi sứ mệnh của một công dân yêu nước. Từ những năm mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược, cái tên bí mật Trần Đại Nghĩa đã trở thành một huyền thoại gắn liền với việc sản xuất vũ khí, gây ngạc nhiên và ngưỡng mộ cho mọi người Việt Nam lẫn kẻ thù và bạn bè quốc tế. Trên cương vị Cục trưởng Quân giới, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông không chỉ có công đầu xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng mà còn góp phần quan trọng đặt nền móng cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại nước ta.
Hành trang của một người trí thức yêu nước
Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời trăng trối của cha “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Ngôi trường Trung học đệ nhị Petrus Ký nổi tiếng ở Sài Gòn những năm 30 của thế kỷ trước là nơi cậu học sinh Phạm Quang Lễ theo học từ năm 1930 đến năm 1933. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.

ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẦN CỪ LẤY THÂN MÌNH BỊT HOẢ ĐIỂM ĐỊCH

Đồng chí Trần Cừ sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bắc, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nhập ngũ ngày 19 tháng 8 năm 1945, khi hy sinh, là Đại đội trưởng bộ binh Đại đội 336, Tiểu đoàn 174, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Trần Cừ chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ lên Đại đội trưởng, đã tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, thương yêu đồng đội chăm sóc giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu mến phục.
Tháng 9 năm 1945, Trần Cừ tham gia đánh quân Nhật và Quốc dân đảng phản động ở thị xã Vĩnh Yên. Đồng chí đã dẫn đầu Tiểu đội, dũng cảm xung phong đánh giáp lá cà với địch, bản thân tiêu diệt 1 tên Nhật, thu 1 khẩu súng.
Đầu năm 1946, trong trận đánh bọn Quốc dân đảng phản động tràn lên cầu Đông Đạo (Vĩnh Yên), Trần Cừ đã dùng súng trung liên diệt hai Tiểu đội địch, giữ vững trận địa đến sáng.
Đầu năm 1948, Trần Cừ chỉ huy trung đội chống càn ở vùng Sơn Đông (Vĩnh Phúc), đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng, diệt một tiểu đội địch, bảo vệ được nhân dân. Giặc Pháp đông gấp bội, có 2 ca nô và 4 máy bay khu trục yểm hộ vẫn không sao tiến được vào làng.

PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC TỔ CHỨC TRONG PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Các khu chế xuất, khu công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) là nơi tập trung số lượng lớn người lao động, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế các địa phương và đất nước. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà các khu công nghiệp mang lại, ở một khía cạnh khác, đây là nơi tiềm ẩn không ít vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là những vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng kích động, lôi kéo công nhân, nhân dân ở các khu công nghiệp tụ tập gây rối làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn và phạm vi cả nước.

TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Các khu công nghiệp ở nước ta được hiểu là một phần lãnh thổ quốc gia, được xác định ranh giới rõ ràng; thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để phục vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các địa phương trên cả nước đã thu hút, triển khai hàng nghìn dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, hình thành hàng trăm khu công nghiệp, trong đó có nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn, nhất là trên các địa bàn trọng điểm kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, tổ chức đảng, ban quản lý các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ, người lao động hiểu rõ, đầy đủ quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, pháp luật Nhà n