Social Icons

Pages

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt-Lào

Quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt-Lào
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong 57 năm qua không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Việt Nam-Lào có bề dày truyền thống đoàn kết đặc biệt, mối quan hệ thủy chung giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và nhiều thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp đã được giữ gìn và phát huy như một tài sản vô giá của cả hai dân tộc...

HÃY LÀ NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH TĨNH VÀ THÔNG MINH

Trước sự kiện Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục hoạt động mở rộng tại EEZ và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam. Lợi dụng vấn đề trên, các thế lực phản động, cơ hội chính trị kêu gọi người dân tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại các địa phương và Đại sứ quan Việt Nam ở nước ngoài vài ngày tới.
Do vậy, mỗi người dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác, nhận diện rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác kịp thời, có hiệu quả các thông tin xấu độc xuyên tạc chống phá, bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; xuyên tạc về tình hình Biển Đông, mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Không chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là hành động khôn ngoan

Mới đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu với chủ đề “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hòa bình và phát triển bền vững” tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trên cơ sở chủ đề quan trọng của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã mở đầu bài phát biểu bằng việc đặt vấn đề nhắc lại sự tàn khốc của chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời nói lên tầm quan trọng của cơ chế đa phương trong việc gìn giữ hòa bình quốc tế, mà hạt nhân trung tâm là Liên Hợp Quốc.

CÙNG NHAU HÀNH ĐỘNG “LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ


Những thập kỷ gần đây, nhân loại đã chứng kiến nhiều biến động bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tổn thất lớn về người và của. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do biến đối khí hậu toàn cầu. Trước thực trạng đó, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được phát động rộng khắp trên toàn thế giới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường. Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Đại sứ quán Australia đã hợp tác chặt chẽ, tổ chức thành công Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.

Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay


Việc quy định các biện pháp bảo vệ an ninh mạng có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng và điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Luật An ninh mạng được ban hành đã bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh mạng, góp phần tạo nên một không gian mạng có tính an toàn hơn, lành mạnh hơn.

Chủ động chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng


Chiều 6-10, đoàn kiểm tra Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTN làm trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh để kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo công tác PCTN năm 2019.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của Đảng, Nhà nước, công tác PCTN tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, tập trung ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu, sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; đấu thầu và đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình trạng "tham nhũng vặt" đã và đang được chỉ đạo giải quyết quyết liệt song chưa có chuyển biến mạnh.