Social Icons

Pages

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Tự hào về truyền thống và những phẩm chất cao đẹp của các thế hệ phụ nữ Việt Nam


Là người phụ nữ Việt Nam, chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống và những phẩm chất cao đẹp của các thế hệ phụ nữ được khắc họa trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Từ thuở xa xưa, mẹ Âu Cơ đi mở nước đến Hai Bà Trưng và các tướng nữ, rồi Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên Phi Ỷ Lan...
Đến thời kỳ cách mạng, những tên tuổi như chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Nguyễn Thị Chiên, nữ tướng Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, chị Út Tịch, mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý, Tạ Thị Kiều, Ngô Thị Tuyển, chị Trương Mỹ Hoa, chị Võ Thị Thắng… và biết bao những người phụ nữ khác, những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.
Thời kỳ đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục lập nhiều thành tích vẻ vang trên mọi lĩnh vực góp phần vào thành tựu chung của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở họ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động, con người chiến sĩ, của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Đó là lòng yêu quê hương, đất nước; Bao dung, nhân hậu, thủy chung; Có bản lĩnh, ý chí kiên cường, bất khuất, vượt khó vươn lên, giữ gìn uy tín, danh dự; cần cù thông minh, sáng tạo thích nghi với hoàn cảnh.

QUÁN QUÂN OLYMPIA 2019: "PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG RA SỨC TUYÊN TRUYỀN HÒNG THAY ĐỔI EM"

Trần Thế Trung, quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2019, cho biết cuộc sống của mình có nhiều thay đổi sau khi giành ngôi vô địch.
Chia sẻ tại cuộc tọa đàm Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay do Báo điện tử Đảng Cộng sản, Ban Tuyên giáo T.Ư, tổ chức ngày 8.10, Trần Thế Trung, quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2019, cho biết cuộc sống của mình có nhiều thay đổi sau khi giành ngôi vô địch.
📌 "Em cũng thấy cuộc sống không hề đơn giản như trước kia"
Chia sẻ cảm giác hồi hộp, xúc động khi giành chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2019 đã qua, song Trần Thế Trung cho biết, vẫn chưa thể quen được với việc nhiều người muốn được em chia sẻ kinh nghiệm hay các nhà báo phỏng vấn.
“Em chỉ là một học sinh bình thường và muốn được tiếp tục công việc học tập”, Trung chia sẻ.
Trả lời câu hỏi cuộc sống của em có gì khác đi không so với trước kia, Trung cho hay, sau khi trở về từ chung kết Đường lên đỉnh Olympia, cuộc sống của em thay đổi khá nhiều, khi có nhiều người quan tâm tới em hơn.

Lập luận của Trung Quốc về vùng Biển Đông: Ngụy biện và vô lý

Căng thẳng xung quanh khu vực Bãi Tư Chính đến nay đã gần bước sang tháng thứ ba. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu các loại vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN khác.
Mưu đồ
Ý đồ cũng như mục tiêu các lần xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nằm trong tiến trình thực hiện chính sách “tằm ăn dâu” nhằm độc chiếm Biển Đông và thực hiện chiến lược biến Trung Quốc thành cường quốc đại dương.
Về các biện pháp thì muôn hình vạn trạng, từ “ngoại giao pháo hạm”, đến “vừa ăn cướp vừa la làng”, từ dùng vũ lực để đe doạ đến thực hiện “tam chủng chiến pháp”… Đây chính là chính sách nước lớn ức hiếp nước nhỏ, một dạng của chính sách bá quyền trong thời đại mới và cũng là một truyền thống trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh đối với khu vực, trong đó có Việt Nam.

CÁCH MẠNG CN 4.0 VÀ NHỮNG GÓC NHÌN

1. Có nhiều góc nhìn cho một vấn đề, sự việc là điều bình thường, nhất là trước mỗi xu hướng phát triển mới. Hiện nay, đã có trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm cả các quốc gia chưa giàu, đã ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh, nhiều nước cũng xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số (là một nội dung cốt yếu trong việc tham gia CMCN 4.0).
Câu chuyện CMCN 4.0 ở VN đang bắt đầu. Khi VN ban hành quyết sách về CMCN 4.0, thực tế đã có những người suy nghĩ chủ quan, lạc quan tếu, nóng vội, duy ý chí, cho rằng 4.0 sẽ nhanh chóng, 4.0 sẽ xử lý tất cả mọi việc, mà chưa nhìn thấy những khó khăn, mặt trái mà 4.0 mang tới!!!

NHẬN DIỆN CHIÊU BÀI CHỐNG PHÁ NÚP DƯỚI DANH NGHĨA GÓP Ý, KIẾN NGHỊ

Nhân câu chuyện ông Nguyễn Đình Bin, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu kiến nghị về việc cần hỏa táng thi hài Bác Hồ, mới thấy rằng đúng là lâu nay, danh nghĩa góp ý, kiến nghị đã trở thành một thủ đoạn, chiêu bài chống phá mới của những kẻ cơ hội chính trị như ông Bin.
Không lạ khi kiến nghị của ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi lãnh đạo cấp cao của Việt Nam rằng “nên hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” lại được VOA đặc biệt quan tâm. Đây được xem là “cơ hội vàng” để nhà đài có “thâm niên” chống Việt Nam này phát đi những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và mục đích cuối cùng là để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Một đất nước độc lập, tự do cần gì “cảm hứng” từ một vùng đặc khu hành chính như Hồng Kông

Diễn văn của Tổng thống Trump tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 74 nhấn mạnh: “Nếu bạn muốn tự do, hãy tự hào về đất nước của bạn. Nếu bạn muốn dân chủ, hãy giữ vững chủ quyền của bạn. Và nếu bạn muốn hòa bình, hãy yêu quốc gia của bạn“. TỰ DO – CHỦ QUYỀN – HÒA BÌNH, những giá trị không gì đánh đổi ấy soi chiếu vào đất nước ta của thực tại chẳng thiếu thứ nào, ấy thế mà nhiều người vẫn cố chối bỏ, để “mơ mộng” Việt Nam một ngày sẽ giống như Hồng Kông bây giờ…
Chẳng thế mà, ngay khi bắt sóng được các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông nổ ra hồi tháng 3/2019, nhiều anh chị “dân chủ” trong nước đã lập tức móc nối liên hệ ngay với làn sóng phản đối Dự Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt năm 2018, rồi “Hiệp định dẫn độ Việt – Trung”. Bằng thủ thuật đưa tin kiểu 50% tin sự việc đang diễn ra, 50% tin xuyên tạc họ dễ dàng đẩy cái tâm lý bài Trung lên 1 tầng nấc. Cùng lúc, họ cập nhật liên tục hình ảnh, clip về cuộc biểu tình ở Hồng Kông trên FB cá nhân và một loạt các Fanpage như: “Phong trào dù vàng – Hồng Kông”, “PL4HK – Supporting Hong Kong from Poland”, “Breaking News The World, Vietnam”… với thái độ ngưỡng mộ rồi làm ra vẻ như chạnh lòng, gán ghép, chế giễu, so sánh thanh niên Việt Nam và thanh niên Hồng Kông với câu hỏi đầy kích động “bao giờ cho tới Việt Nam?”…