“Vì lợi ích quốc gia của dân tộc, vì độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ và đẩy lùi các nguy cơ chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước”, được Trung tướng Trần Việt Khoa ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng đề cập trong phát biểu tại diễn đàn Quốc hội sáng ngày 30/10/2019.
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019
TRÁCH NHIỆM ĐẢNG VIÊN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG VĂN KIỆN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
Thước đo chất lượng các văn kiện, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp là ở chỗ sau khi chính thức ban hành có tạo được sự đồng thuận trong Đảng, trong nhân dân hay không; có đi vào cuộc sống làm chuyển biến tình hình, giải quyết được những vấn đề đặt ra hay không; có bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và lợi ích chính đáng của nhân dân hay không?...
Để các văn kiện, nghị quyết đáp ứng những yêu cầu cơ bản ấy có nhiều việc phải làm, trong đó phát huy vai trò trách nhiệm của đảng viên là nội dung quan trọng có tính quyết định. Thế nhưng, trên thực tế, việc phát huy vai trò trách nhiệm của đảng viên trong nâng cao chất lượng, tầm vóc các văn kiện, nghị quyết của Đảng, bên cạnh mặt tốt vẫn có những vấn đề đặt ra, đặc biệt là tình trạng thiếu ý thức trách nhiệm trong tham gia đóng góp, xây dựng các văn kiện, nghị quyết của Đảng.
Âm mưu, thủ đoạn mới tinh vi
Gần 90 năm qua, Đảng ta luôn kiên định với con đường vì dân, vì nước, đưa sự nghiệp cách mạng cả trong thời chiến lẫn thời bình đạt được nhiều thành tựu không thể chối cãi.
Thế nhưng, “cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, các thế lực thù địch vẫn luôn rắp tâm, nhẫn nại, dùng mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi để chống phá Đảng, trong đó triệt để dùng hình thức tung ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc về Đảng, hòng làm lung lay niềm tin trong nhân dân và sự thống nhất trong Đảng. Vì vậy, việc đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái là một nhiệm vụ tất yếu mà toàn Đảng, toàn dân cần chung sức, đồng lòng làm và nhất định phải làm quyết liệt, làm có phương pháp để có kết quả tốt nhất.
NHỮNG BƯỚC ĐI DŨNG CẢM VỀ NHẬN THỨC!
So sánh là khập khiễng, nhưng có một sự so sánh mà chúng ta rất khó giải thích, đó là sự phát triển thần kỳ của một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan; thậm chí ngay cả với một số nước ở Đông Nam Á thì kinh tế phát triển ấn tượng hơn nước ta. Đó cũng là một hiện thực khiến cho một số người tin vào luận điệu “lý luận về CNXH là sai lầm và lỗi thời”.
Đúng là người ta thường so sánh quy mô, tốc độ phát triển kinh tế giữa nước ta và một số nền kinh tế mới “hóa rồng”, “hóa hổ” để đổ lỗi cho Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Họ “thấy cây mà chẳng thấy rừng”, nếu đúng như họ nói, đi theo con đường TBCN là con đường phồn vinh vĩnh viễn thì tại sao vẫn còn hàng chục, thậm chí cả trăm quốc gia phát triển theo mô hình TBCN ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á... lâm vào đói nghèo, lạc hậu, chiến tranh sắc tộc liên miên. Nhìn thấy bức tranh tổng thể của các nước TBCN, chúng ta rút ra những bài học cho riêng mình, nhất là kinh nghiệm thành công của những nước đã “hóa rồng”, “hóa hổ” nhưng đồng thời càng tự tin vững bước theo con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.
CHÂN LÝ LÀ CỤ THỂ!
Có thể nói, giá trị khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là không thể bác bỏ. Nhưng thực tiễn đang đặt ra cho mỗi chúng ta, là làm thế nào để nền tảng tư tưởng của Đảng và chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống!
Đối với người dân, chân lý luôn là cụ thể. Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm “Có thực mới vực được đạo”. Vì vậy, để Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, việc đầu tiên là phải chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, trước mắt là làm cho dân no, dân yên, dân tin. Trong nhận thức và mọi việc làm, các cấp, các ngành phải chứng minh được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, phải làm cho người dân tin tưởng rằng, lợi ích của người dân gắn chặt với lợi ích của đất nước, của quốc gia, dân tộc. Trong mọi trường hợp, không được để dân đói khổ, mất việc làm và thu nhập. Đó là cách tốt nhất để xây dựng “thế trận lòng dân”.
NGÓN ĐÒN ÁC HIỂM!
Gần đây, một số người mang danh “học giả” nêu ra luận điểm rằng “thời đại đã thay đổi” cho nên Đảng ta cần phải thay đổi Cương lĩnh chính trị, cụ thể là thay đổi Cương lĩnh 2011.
Luận giải về “thời đại ngày nay” là một trong những vấn đề lý luận mang tính thời sự cấp bách, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người. Đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến việc phủ định hay khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giá trị và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)