Social Icons

Pages

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Tình yêu của Bác dành cho thiếu nhi

Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
– Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ.

VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ THƯỚC ĐO VĂN MINH

Vốn được coi là người của công chúng nên mỗi hành xử hay phát ngôn của nghệ sĩ đều được công chúng quan tâm, chú ý. Song, không phải nghệ sĩ nào cũng nhớ điều này, thế mới có chuyện không ít người vì “lộng ngôn” theo chủ ý hoặc vô tình... mà gây bất bình trong dư luận.
Ít ngày qua, ca sĩ được cho là sao hạng A-Đàm Vĩnh Hưng đang trở thành tâm điểm của dư luận. Không phải vì anh vừa có một album xuất chúng, một chương trình để đời, cũng không phải vì anh đã có một cử chỉ yêu thương lan tỏa, mà được dư luận nhắc đến vì một chuyện khác. Anh chứng kiến cảnh người bố tát con trước sự bất lực của người mẹ và trong một phút bộc phát cảm xúc đã viết những dòng chia sẻ hết sức “bá đạo” trên Facebook. Nhiều người cũng có thể lên giọng bức xúc như thế, nhưng hơn cả là sự “sáng tạo” của Đàm Vĩnh Hưng: Trao thưởng 20 triệu đồng cho ai đến tận nhà tát người kia đúng như anh ta đã tát con mình, quay lại làm bằng chứng. Trang mạng hơn một triệu người theo dõi của anh thực sự "phát huy tác dụng". Đã có hàng chục người kéo tới nơi ở của ông bố trên đòi xử lý. Rất may sự việc không vượt quá giới hạn khi chính quyền, người dân kịp thời ngăn chặn.

“KHÔNG QUÂN ĐỘI NÀO, KHÔNG KHÍ GIỚI NÀO CÓ THỂ ĐÁNH NGÃ ĐƯỢC TINH THẦN HY SINH CỦA TOÀN THỂ MỘT DÂN TỘC”

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 77, ngày 29 tháng 10 năm 1945.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, núp bóng quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, rồi đánh chiếm rộng ra cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ và phần lớn Cam-pu-chia; khống chế vùng nông thôn rộng lớn ở Lào,... từng bước thực hiện dã tâm xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Nền độc lập mà dân tộc ta mới giành lại được phải đương đầu với nhiều kẻ thù, bị uy hiếp từ nhiều phía. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi đồng bào Nam Bộ giữ vững tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc; trong đó Người tiếp tục khẳng định tinh thần chiến đấu anh dũng hy sinh của dân tộc ta là sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác xây dựng Đảng

Người đứng đầu là người được Đảng, Nhà nước, đoàn thể, nhân dân chọn lựa cử ra chịu trách nhiệm lãnh đạo một cách toàn diện, hệ thống mọi hoạt động trong phạm vi mình quản lý. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) chỉ rõ vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương là một trong những trọng tâm công tác xây dựng Đảng hiện nay.
.Lãnh đạo của người đứng đầu là quyết định toàn bộ mọi vấn đề một cách đúng đắn, chính xác; tổ chức chỉ đạo thực hiện những vấn đề ấy có hiệu quả; chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động bảo đảm đúng Nghị quyết, đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và có kết quả cụ thể, thiết thực. Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người lãnh đạo chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng. Người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, ngoài kinh nghiệm của mình còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng… nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta với quần chúng…

Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng để phòng ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”


Có nhiều nguyên nhân dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tuy nhiên, Đảng ta xác định nguyên nhân chủ yếu của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là do cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, dẫn tới lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài, làm giảm sút ý chí phấu đấu. Do vậy, để phòng ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trước hết cấp ủy, chỉ huy các cấp phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lấy xây dựng bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân là mục tiêu giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ trước nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

ÔNG BA NÁO VỚI HỒI ỨC ĐÁNH CHÌM TÀU SÂN BAY MỸ

Mãi đến năm 1974, tức là tròn 10 năm sau, tại “Đại hội mừng công, chiến sĩ thi đua toàn Quân khu Sài Gòn - Gia Định” ở Củ Chi, đồng đội mới biết ông Ba Náo chính là người đánh chìm chiến hạm USNS CARD – niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ năm 1964
Bên tách trà nóng giữa trưa Hè, ông Lâm Sơn Náo (tức Ba Náo, SN 1936, ngụ phường Tân Kiểng, quận 7, TP Hồ Chí Minh) dù đã hơn 80 tuổi, nhưng vẫn nhớ như in trận đánh chìm chiến hạm USNS của Mỹ cách đây tròn 54 năm tại cảng Sài Gòn.
Cả thế giới loan tin tàu USNS CARD bị đánh chìm
Gia đình có 8 anh chị em, từ nhỏ ông Náo đã được cha mình là thợ xây trong cảng Sài Gòn đưa vào làm thợ điện. Đầu năm 1962, ông Náo được cô ruột giới thiệu với ông Phạm Văn Hai - Đội trưởng Đội 65 Biệt động Sài Gòn – Gia Định. “Sau khi được anh Phạm Văn Hai tiếp nhận, tôi được huấn luyện cách hoạt động hợp pháp, gây dựng cơ sở, nắm bắt các hoạt động trong cảng.