Social Icons

Pages

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

CHÚNG TA CẦN QUÂN ĐỘI BẢO VỆ TỔ QUỐC HAY LÀ MỘT “QUÂN ĐỘI NHÀ NGHỀ”?


Chuyển hóa về chính trị đối với QĐNDVN là một nội dung trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng, web phản động đưa ra nhiều bài viết phân tích, tuyên truyền, cổ súy cho việc xây dựng một “Quân đội nhà nghề”, trái ngược với lịch sử hình thành, phát triển của quân đội trên thế giới và ở Việt Nam. Thực chất quan điểm của chúng là muốn quân đội “đứng ngoài chính trị”, “quân đội trung lập”, nhằm tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với QĐNDVN.

“Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy”

Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Nguyễn Thị Định: “Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
Đây dường như là một lời tiên tri, khi đến năm 1974, chị Ba Định chính thức được phong quân hàm Thiếu tướng. Và đến mùa xuân 1975, trong 5 cánh quân rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, có nữ tướng Nguyễn Thị Định trong vai trò Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng.
Vai trò lịch sử đặc biệt của Nguyễn Thị Định một lần nữa được Giáo sư sử học Christine Whate (trường đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ) nhấn mạnh trong bức thư gửi vị nữ tướng Việt Nam.
Trong thư có đoạn viết: “Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi viết thư này gửi thăm bà - một người phụ nữ nổi tiếng và có một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới, một tấm gương của người phụ nữ chân chính. Tôi rất sung sướng khi sử dụng cuốn hồi ký của bà để dạy cho sinh viên nước mình về truyền thống cách mạng Việt Nam”.

NHÂN CÁCH VÀ BẢN LĨNH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một trong những nhân vật lịch sử đứng ở vị trí hàng đầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Xuyên suốt lịch sử từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại dấu ấn lớn ở cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trực tiếp chỉ huy những trận chiến mang tính “sống, còn” của dân tộc. Ông không chỉ là vị tướng huyền thoại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một thiên tài quân sự được thế giới trân trọng, cảm phục và suy tôn là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới qua mọi thời đại.
TÀI THAO LƯỢC CỦA VỊ ĐẠI TƯỚNG NHÂN DÂN

Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) đã sớm tham gia vào các hoạt động cách mạng khi còn là một cậu thiếu niên. Tuy nhiên sự nghiệp quân sự của ông chỉ chính thức bắt đầu từ năm 1940 khi Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn ra cái tâm và cái tài của chàng thanh niên này.

Ngày hội Quốc phòng toàn dân - nơi hội tụ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc

Nhận thức sâu sắc vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 17-10-1989, Ban Bí thư T.Ư Ðảng (khóa VI) ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22-12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QÐND) Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD). Từ đó đến nay, ngày này hằng năm, trở thành ngày hội lớn, ngày hội quy tụ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc.
Việc lấy ngày 22-12 hằng năm làm Ngày hội QPTD là quyết định đúng đắn, sáng tạo, thể hiện ý Ðảng hòa quyện với lòng dân - chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Ðảng, khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; trong đó, QÐND làm nòng cốt. Thực tiễn 30 năm qua đã khẳng định, Ngày hội QPTD thật sự là ngày hội của toàn dân tộc, của truyền thống dựng nước, giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của dân" - nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới; là dịp để tuyên truyền sâu, rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Ðồng thời, cổ vũ, động viên toàn dân chăm lo xây dựng QÐND Việt Nam hùng mạnh, đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong mọi tình huống.
"Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già vui mãi tuổi đôi mươi
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người".

Sáng Tháng Năm - Tố Hữu

NGƯỜI ĐIỆP VIÊN CÔNG GIÁO HUYỀN THOẠI

Lịch sử tình báo thế giới đã lưu danh rất nhiều điệp viên huyền thoại, nhưng nhiệm vụ mà nhà tình báo cách mạng Phạm Ngọc Thảo đã làm, đến nay vẫn được coi là “có một không hai”. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nhận định: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta".
Trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo”, nhà sử học người Mỹ Larry Berman đã dẫn lời điệp viên Phạm Xuân Ẩn: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều".
Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo là tấm gương thầm lặng hy sinh, trung thành với lý tưởng cách mạng đến phút giây cuối cùng. Đối với kẻ thù, khi tra tấn Phạm Ngọc Thảo đến chết, chúng vẫn không hay biết ông là điệp viên cộng sản. Ông được đồng bào, chiến sĩ cả nước biết đến nhiều hơn sau khi nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý viết tác phẩm “Ván bài lật ngửa” mà Phạm Ngọc Thảo là nguyên mẫu nhân vật chính.