Social Icons

Pages

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

THIÊNG LIÊNG QUỐC KỲ VIỆT NAM


Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.
Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH BÁO

Là một lãnh tụ kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác tuyên truyền và Người coi đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc cách mạng. Bác yêu cầu phải tuyên truyền mọi người đọc sách báo nhằm: "...tuyên truyền cổ động, huấn luyện giáo dục và tổ chức dân chúng, đưa dân chúng đến mục đích chung".

Vua Gia Long xác lập chủ quyền Hoàng Sa qua tài liệu phương Tây

Hội thảo Chủ quyền biển đảo VN trong lịch sử, do Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế tổ chức sáng 12.12 tại TP.Huế, đã thu hút 27 báo cáo tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử, biển đảo trong cả nước. Trong đó có các tác giả chuyên nghiên cứu về chủ quyền biển đảo như TS Nguyễn Nhã, TS Trần Đức Anh Sơn, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, Viện trưởng Viện VN học và khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội ...
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP.Đà Nẵng, công bố 9 tài liệu của phương Tây, ghi chép về sự kiện vua Gia Long xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Cụ thể, Hồi ký Le mesmoire sur la Cochinchine (tiếng Pháp) của Jean Baptiste Chaigneau, một sĩ quan người Pháp, sau đó trở thành cận thần của triều Gia Long, xuất bản tại Paris năm 1820, viết: “Vương quốc Cochinchine (tên người phương Tây gọi VN lúc đó) mà vị vua hiện nay (Gia Long) tuyên xưng hoàng đế gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc Cao Miên, một vài đảo có dân cư ở không xa bờ biển và quần đảo Paracel (quần đảo Hoàng Sa) hợp thành từ những đảo nhỏ, bãi ngầm và mỏm đá không có người ở. Chỉ đến năm 1816, đương kim hoàng đế mới chiếm hữu hòn đảo này”.

KẾT CỤC BI THẢM CỦA CHIẾN LƯỢC TẬP KÍCH BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG- LINEBACKER II CỦA MỸ TRÊN BẦU TRỜI MIỀN BẮC CUỐI THÁNG 12/1972

Ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, cùng với tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân và những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ. Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa”.

Căn bệnh thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm cần phải được chữa trị!

Hiện nay, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đang trở thành căn bệnh ngày càng trầm trọng, lây lan trong xã hội. Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Truyền thống ấy luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, vun đắp nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Lời Bác Hồ trong Bài viết về "Tinh thần trách nhiệm" , ngày 13 tháng 12 năm 1951.


Đây là năm đầu thực hiện đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kỳ và nhất định thắng lợi" của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đề ra, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có một số biểu hiện tư tưởng thiếu cố gắng, làm chưa hết chức trách, nhiệm vụ, nói nhiều, làm ít; làm chưa đến nơi, đến chốn…, để kịp thời đấu tranh, khắc phục và làm cơ sở cho các tổ chức học tập, chỉnh đốn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết về tinh thần trách nhiệm.
Thực hiện lời chỉnh huấn của Bác, trong thời điểm ấy, các tổ chức đảng đã tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nắm chắc tình hình, nhiệm vụ, chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết gắn bó với nhân dân, thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó, tạo tiền đề huy động sức mạnh của toàn dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.