Social Icons

Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

VỤ ĐỒNG TÂM – NGUYỄN QUANG A VÀ CÁC NHÀ “DÂN CHỦ CUỘI”, DẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

Image may contain: 1 personTrên internet, MXH cho đến nay dư âm của vụ Đồng tâm (ĐT), Thạch thất, Hà Nội xung quanh chuyện đất cát cuối năm 2019- đầu năm 2020 vẫn đang âm ỷ. Nguyên nhân là mấy “thanh củi tươi” chưa bị cho vào lò vẫn cháy dở, trong đó có Nguyễn Quang A, Tương Lai. Chúng vẫn sống, hoạt động trên thế giới ảo (internet, MXH).
Vụ ĐT vốn đơn giản, chỉ là do một nhóm - Đồng thuận - do Lê Đình Kình và Lê Đình Công cầm đầu lấy cớ “đòi đất” để gây chuyện với cơ quan chức năng và chính quyền Hà Nội triển khai xây dựng sân bay quốc phòng Miếu Môn gây ra. Xin lưu ý rằng nhóm này không có đất ở đồng Sênh - ĐT… Còn 14 hộ có đất ở Đồng Sênh thì đã được đền bù theo luật định. Nhóm Đồng thuận đã có nhiều “sáng kiến”: cố "bé xé ra to”, móc nối với nhiều nhà dân chủ cuội trong và ngoài nước, trả lời các hãng thông tấn báo chí nước ngoài như BBC, RFA, RFI, VOA… để làm to chuyện.

ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH SẼ GÂY RA SỰ NHIỄU LOẠN THÔNG TIN

Image may contain: 1 person“Chặn tin từ MXH liệu có hiệu quả trong thời dịch bệnh” là tít bài mới đây xuất hiện trên trang mạng của đài RFA. Bài viết đặt vấn đề phản đối việc Việt Nam vừa thông qua Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, trong đó có quy định mức xử phạt hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống. Bài viết cho rằng, ngay cả trong thời dịch bệnh thì cũng không nên chặn tin từ MXH.
Tìm hiểu vấn đề được biết, Thủ tướng chính phủ ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 15/4/2020. Điều 101 nghị định này quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi bị cho lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống. Đây là việc làm hoàn toàn bình thường nhưng từ việc đài RFA rút tít như thế này thấy có mấy điều.

VIỆT NAM GHI NHẬN TRƯỜNG HỢP NHIỄM nCoV THỨ 13

Tối 7/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 13 dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).
Như vậy, tính đến thời điểm này Việt Nam đã có 13 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có 8 người mắc bệnh.
Trường hợp thứ 13 là bệnh nhân nữ, 29 tuổi, công nhân, ở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong 8 công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc trên cùng một chuyến bay, trong đó có 5 trường hợp khác đã xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Bệnh nhân là 1 trong 3 người còn lại không có biểu hiện bệnh, không sốt, không ho và cũng đã được cách ly tại cơ sở y tế từ trước.
Ngày 3/2/2020 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm xác định nCoV mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì.
Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo và trong tình trạng khoẻ mạnh, không có biểu hiện sốt hoặc ho.
Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Hiện chính quyền địa phương, ngành y tế các địa phương có các ca bệnh do nCoV đang triển khai chặt chẽ công tác giám sát, theo dõi các trường hợp đã tiếp xúc gần với những người bị bệnh./.

CÁC CHIẾN SĨ VỘI VÃ CHUẨN BỊ HÀNG TRĂM SUẤT CƠM TRONG KHU CÁCH LY TẠI TRUNG ĐOÀN 123

Image may contain: one or more people, people sitting, people eating and foodThượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 cho biết, tính đến 17h chiều 6/2, đơn vị tiếp nhận hơn 400 công dân trở về từ bên kia biên giới để cách ly, phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra.
Lực lượng hậu cần của Trung đoàn 123 làm việc liên tục để nấu ăn phục vụ cho hơn 400 công dân, giúp người dân đảm bảo sức khỏe trong quá trình cách ly tại đơn vị.
Các công dân cách ly tại doanh trại được sinh hoạt theo chế độ quân đội: từ ăn uống đến sử dụng giường, chiếu... như các chiến sĩ.
Image may contain: one or more people, people standing and outdoorMỗi công dân ở khu vực cách ly Trạm số 1 đặt tại Trung đoàn 123, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn được 57 nghìn đồng tiền ăn một ngày chia làm ba bữa, bữa sáng 11 nghìn đồng, bữa trưa và tối đều 23 nghìn đồng.
Chị Đoàn Thị Hằng (Thanh Hoá) cho biết: "Tôi và con nhỏ đã đến nơi cách ly này được mấy hôm, ở đây các cán bộ chiến sĩ hỗ trợ rất tốt về nơi ăn nghỉ và một số đồ dùng sinh hoạt. Đặc biệt là ngày ba bữa cơm ngon, có đầy đủ thịt rau. Bữa ăn được đổi theo hàng ngày, có thịt, nem rau xanh, cháu nhỏ còn có cháo thịt băm.

KHẨU TRANG CỦA DỆT KIM ĐÔNG XUÂN TÁI SỬ DỤNG ĐƯỢC NHIỀU LẦN

No photo description available.Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex, chia sẻ, về năng lực sản xuất, Dệt Kim Đông Xuân sản xuất được tối đa 10 tấn vải kháng khuẩn trong một ngày. Nhiều đơn vị có thể tham gia quy trình nhuộm và dệt, tuy nhiên quy trình xử lý kháng khuẩn chỉ có tại Dệt kim Đông Xuân. Nếu may hết số lượng vải này sẽ tương ứng với 450.000 – 500.000 sản phẩm khẩu trang/ngày.
Tuy nhiên, khẩu trang đưa ra thị trường phụ thuộc vào khâu may. Trong những ngày đầu, công nhân làm ra năng suất thấp nên sản lượng ra rất nhỏ, chỉ khoảng 20.000 sản phẩm/ngày, nhưng hiện nay đã lên tới 40.000 – 50.000 sản phẩm/ngày.
Vinatex đã huy động các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở phía Bắc cắt cử lao động, chuẩn bị chuyền may khẩu trang từ ngày 06/02/2020. Mục tiêu đến cuối tuần sau, sẽ đạt hết công suất từ 450.000 – 500.000 sản phẩm/ngày. Đồng hành với miền Bắc, các đơn vị của Vinatex trong miền Trung và miền Nam sẽ được cung ứng vải để tổ chức may và cung ứng tại địa phương.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

BÀN SƠ VỀ CÁI VỤ GIÁ KHẨU TRANG

Image may contain: 1 person, sittingHồi sáng này trong cơ quan, có anh 7x, ngồi đọc báo một hồi anh ta bỗng phát biểu: "kinh tế thị trường (KTTT) gì mà sao không cho bán khẩu trang giá 500k/hộp, kinh tế thị trường mà, thuận mua vừa bán, nhu cầu của xã hội thôi mà"
Này anh, nói cho anh biết, KTTT là một khái niệm về quy luật của kinh tế, mỗi nước có đặc trưng nền kinh tế của họ mà nhà nước cho phép tự do hoặc quản lý ở mức độ nào cho phù hợp với sự phát triển của xã hội nước đó. KTTT tư bản khác KTTT định hướng XHCN, việc quản lý nền kinh tế của mỗi nước cũng khác nhau, thậm chí trong cùng 1 nước nhưng ở chỗ này hay chỗ kia cũng khác. Ví dụ ở Mỹ, vẫn có bang này hay bang khác cho phép hoặc không cho phép mua bán, sử dụng súng tùy vào điều kiện cụ thể của từng bang đó.