Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG BÚA LIỀM TRÊN CỜ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Búa liềm là biểu tượng nổi bật của chủ nghĩa cộng sản. Hai công cụ này tượng trưng tương ứng cho công nhân - công nghiệp - đô thị (búa) và nông dân - nông nghiệp - nông thôn (liềm), đặt chồng lên nhau tượng trưng cho sự thống nhất của hai giai cấp lao động.
Biểu tượng búa liềm xuất hiện trong thời kỳ của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Theo các nguồn sử liệu của Nga, tác giả của biểu tượng Búa Liềm là họa sĩ Evgheny Ivanovich Kamzolkin (1885-1957). Ông vẽ biểu tượng này ngày 25/4/1918 khi trang trí quảng trường Serpukhov chuẩn bị cho cuộc mít tinh tuần hành kỷ niệm ngày 1/5/1918. Theo Kamzolkin, búa liềm chính là biểu tượng của liên minh công nông.
Hình ảnh chiếc búa, từ nửa cuối thế kỷ 19 đã được giai cấp công nhân một số nước châu Âu chọn làm biểu tượng cho giai cấp của mình. Còn hình ảnh chiếc liềm đã quá thân thuộc ở Nga từ lâu, từng xuất hiện trên biểu tượng của nhiều thành phố.
Biểu tượng búa liềm xuất hiện trong thời kỳ của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Theo các nguồn sử liệu của Nga, tác giả của biểu tượng Búa Liềm là họa sĩ Evgheny Ivanovich Kamzolkin (1885-1957). Ông vẽ biểu tượng này ngày 25/4/1918 khi trang trí quảng trường Serpukhov chuẩn bị cho cuộc mít tinh tuần hành kỷ niệm ngày 1/5/1918. Theo Kamzolkin, búa liềm chính là biểu tượng của liên minh công nông.
Hình ảnh chiếc búa, từ nửa cuối thế kỷ 19 đã được giai cấp công nhân một số nước châu Âu chọn làm biểu tượng cho giai cấp của mình. Còn hình ảnh chiếc liềm đã quá thân thuộc ở Nga từ lâu, từng xuất hiện trên biểu tượng của nhiều thành phố.
THÔNG TIN 38 HỌC SINH Ở VĨNH PHÚC PHẢI CÁCH LY VÌ NGHI MẮC CORONA LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC
Ngày 12-2, Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo đang có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở được theo dõi sức khoẻ thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây đang là “tâm dịch” corona của cả nước.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Thanh Hải xác nhận, đúng là có 38 học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở được theo dõi sức khoẻ. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ bị sốt, ho thông thường, không có tiếp xúc gần hay liên quan đến các trường hợp mắc, nghi mắc corona.
Theo ông Hải, với 1 tỉnh có hơn 300.000 học sinh thì việc có hơn 38 học sinh bị sốt, ho trong thời điểm mùa đông xuân như hiện nay là điều bình thường: “Do thời điểm này phải thực hiện giám sát chặt nên tất cả những học sinh có biểu hiện sốt, ho đều được ngành giáo dục báo cáo, chứ không phải những ca sốt này là những trẻ nghi ngờ mắc corona”
NHẬT BẢN XÁC NHẬN CA TỬ VONG ĐẦU TIÊN DO COVID-19
Ngày 13/2, phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato thông báo nước này đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh viêm đường hô hấp cấp từ chủng mới của virus corona - COVID-19 (nCoV). Đó là một cụ bà 80 tuổi sống ở tỉnh Kanagawa, giáp với thủ đô Tokyo.
Tính đến ngày 13/2, Nhật Bản đã phát hiện 248 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 218 hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama và 12 công dân Nhật Bản trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)