Social Icons

Pages

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

BẢN CHẤT CÂU CHUYỆN ĐẠI TÁ CÔNG AN TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG

Những ngày qua trên mạng xã hội đưa tin về việc một cựu đại tá công an tuyên bố “thoát đảng” và “trở về nhân dân”. Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên là cán bộ công an, đã lấy oán để báo ơn của Đảng. Ông này ăn hưởng bổng lộc nhờ Đảng, đến khi nghỉ hưu, ông không chấp hành các quy định của Đảng, đến nay bị Đảng công bố quyết định khai trừ thì ông trở mặt, nói xấu Đảng và tỏ ra hoan hỉ khi nhận quyết định khai trừ, cùng với đó là những lời cổ xúy, lôi kéo chống Đảng.

Câu chuyện về ông đại tá về hưu tuyên bố “bỏ đảng” dường như được các tổ chức chống phá trong và ngoài nước hết sức hân hoan chia sẻ rầm rộ, bàn tán xôn xao, tung hứng, bởi trường hợp của ông Quang không nằm ngoài kế hoạch của các tổ chức này nhằm tuyên truyền hạ uy tín của Đảng nhân sự kiện Đảng Cộng sản đang tổ chức 90 năm ngày thành lập.
Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Quang đã vi phạm các quy định của Đảng, 17 năm qua không hề sinh hoạt đảng, giấu nhẹm hồ sơ đảng khi nghỉ hưu. Tuy nhiên khi bị Đảng khai trừ, ông ta tuyên bố “Ngay khi còn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi”; “Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết rằng nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ“. Không những thế, ông Quang bịa đặt rằng: “Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của một thời đáng quên”.

“CÁC CÔ CÁC CHÚ PHẢI TRAU DỒI CẢ ĐỨC CẢ TÀI, KHÔNG CÓ ĐỨC THÌ VÔ DỤNG, KHÔNG CÓ TÀI THÌ LÀM GÌ CŨNG KHÓ”.

Là căn dặn của Chủ tịch Hồ với các sinh viên khi Người đến thăm khu Việt Nam học xá, trong bối cảnh sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiến thiết nước nhà, là hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Lời căn dặn trên, không chỉ khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức mà còn đòi hỏi mỗi sinh viên Việt Nam, chủ nhân tương lai của nước nhà phải trau dồi cả đức, cả tài; phải nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu cơ giữa đức và tài. Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân, thiện, mĩ... Tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Đức được coi là hàng đầu, là cái gốc của người cách mạng. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó. Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức, của tài trong phẩm chất, năng lực của mỗi con người. Lời căn dặn ấy chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc các sinh viên Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên rèn đức, luyện tài, vì ngày mai lập nghiệp, góp sức kiến thiết nước nhà, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

TÂM TA Ở ĐÂU, SỰ NGHIỆP TA Ở ĐÓ

Image may contain: textNguyên tắc 1: Xuất sắc không đến với người nhàn hạ; tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học và cống hiến sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5: Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

ANH EM SONG SINH TÌNH NGUYỆN NHẬP NGŨ

Trong lễ giao, nhận quân năm 2020 của quận Hải Châu (TP Đà Nẵng), chúng tôi khá ấn tượng với cặp song sinh Lê Công Quốc Khánh và Lê Công Quốc Minh (sinh năm 2001, ở tổ dân phố số 3, phường Nam Dương) cùng lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Tiễn hai con trai nhập ngũ, ông Lê Công Chiến, bố của Quốc Khánh và Quốc Minh rất vui. Ông chia sẻ: "Tôi có ba người con trai, con trai đầu hiện đang công tác tại Vùng 3 Hải quân. Khánh và Minh là hai anh em sinh đôi. Tôi luôn kể cho các con nghe những câu chuyện về tấm gương chiến đấu kiên cường, dũng cảm chống giặc ngoại xâm của thế hệ đi trước. Năm nay, cả hai con trai tôi đều trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và được nhập ngũ, gia đình tôi rất tự hào. Tôi mong các con sẽ tiếp nối truyền thống của quê hương và gia đình, cố gắng phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành nghĩa vụ của người thanh niên với Tổ quốc”.

Xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng

Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập hiện nay, bên cạnh những nét đẹp trong văn hóa ứng xử là sự xuất hiện những hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp hằng ngày. Việc nhận diện những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử là việc làm cần thiết để có biện pháp điều chỉnh nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh ở nước ta hiện nay.

HÀNH VI LỆCH CHUẨN
Việt Nam đi lên từ truyền thống văn hóa của một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Những dấu ấn của văn hóa làng xã, trọng tình, trọng kinh nghiệm, tuổi tác; đề cao yếu tố tình cảm, gia đình, dòng họ; con người sống theo những chuẩn mực đạo đức, biết nhường nhịn, kính trên nhường dưới, ý thức rõ bổn phận, vị thế của mình trong xã hội vẫn được lưu truyền. Bên cạnh những hành vi, phong cách đẹp đã xuất hiện những ứng xử thiếu văn hóa, những hành vi lệch chuẩn của không ít cá nhân.Nói đến văn hóa ứng xử là nói đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành trong quá trình tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa các thế hệ thông qua hành vi giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ) nhằm hướng tới những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế và thiếu phông nền văn hóa nhất định, không ít cá nhân đã có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động bất nhã ở nơi công cộng (nơi sinh hoạt, lao động, tương tác chung của cả xã hội).

Bước thành công của thỏa thuận thương mại Việt Nam và EU


Sau rất nhiều thời gian diễn ra đàm phán có rất nhiều khó khan, thử thách, kể cả sự xuyên tạc, bôi nhọ sự thật về Việt Nam, ngày 12/2/2020 Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, kết quả này đã làm chứng minh về hình ảnh, vị thế, giá trị của Việt Nam và cách nhìn nhận thiện cảm, đúng đắn của quốc tế về Việt Nam. EVFTA được ký kết sẽ là thỏa thuận chất lượng, toàn diện và hiện đại nhất mà châu Âu từng ký với một nước đang phát triển.
Hiện nay, trong bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế có chiều hướng gia tăng, cộng hưởng với sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ, đe dọa sự phát triển ổn định của kinh tế thế giới và các khu vực, việc Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đặc biệt là ở hai phương diện chính yếu như sau:
Thứ nhất, trên phương diện chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và bản thân nội bộ EU gặp nhiều khó khăn như sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy và bảo hộ mậu dịch, Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn, có lợi cho cả đôi bên.