Càng gần đến Đại hội XIII của Đảng, các thế lực phản động lại càng điên cuồng chống phá bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Dạo một vòng qua facebook, những “tiếng nói lạc lõng” trên các trang như “Việt Tân”, “Chân trời mới media”… lợi dụng những sự kiện chính trị để cố tình xuyên tạc, bẻ cong, hướng lái dư luận theo cách nhìn tiêu cực. Trên trang phản động “Việt Tân”, nhân sự kiện diễn tập các phương án bảo đảm an ninh, an toàn cho Đại hội XIII của Đảng, những kẻ bồi bút cố tình xuyên tạc khi cho rằng đây là đợt “diễn tập chống dân một cách quy mô”; coi chế độ là “độc tài toàn trị”, “sẵn sàng đàn áp những tiếng nói ôn hòa, trái chiều”… Những luận điểm chống phá đó của các thế lực thù địch đưa ra là không mới, nhưng âm mưu, thủ đoạn thì rất nham hiểm. Chúng muốn đối lập Đảng với nhân dân; kêu gọi đa nguyên, đa đảng; ngụy tạo, đánh tráo khái niệm giữa những kẻ phản động, chống phá Nhà nước, chế độ, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc với đa số NHÂN DÂN đang ra sức phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì một Việt Nam hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng…
Chúng ta đều rõ, chủ nghĩa toàn
trị là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu chính trị, triết học… sử dụng để
mô tả một thể chế chính trị, trong đó nhà nước áp đặt chế độ chuyên chế, độc
đoán, áp đặt mọi hành vi cá nhân và cộng đồng trên mọi khía cạnh. Mặc dù thể chế
chính trị của nước ta còn có những khiếm khuyết nhất định nhưng không thể gọi
là thể chế “độc tài toàn trị” như Việt Tân rêu rao. Bởi vì:
Thứ nhất, Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền gần 91 năm qua, nhưng đó không phải là
“tiếm quyền”, “độc quyền” như các thế lực thù địch vu cáo. Có thể khẳng định rằng,
ngay sau khi lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được chính quyền trong toàn quốc,
Đảng CSVN đã không độc quyền duy trì quyền lực bằng vũ lực, mà ngay lập tức Đảng
ta chủ trương thành lập chính phủ lâm thời, thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức
ngoài Đảng, kể cả những người từng làm việc cho chính quyền cũ, tham gia nội
các. Đồng thời, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu cũng tuyên
bố Tổng tuyển cử trong cả nước, xây dựng và ban hành Hiến pháp với các nguyên tắc
cơ bản của một chế độ xã hội văn minh, bình đẳng, dân chủ, với đầy đủ mọi quyền
về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo...
Thứ
hai, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng CSVN đối với toàn bộ hệ
thống chính trị bắt nguồn từ lịch sử, nhưng sự lãnh đạo, cầm quyền đó vẫn tuân
thủ những cơ chế, thiết chế của một nền dân chủ văn minh. Đó là chế độ bầu cử, ứng
cử tự do, là chế độ nhiệm kỳ đối với các chức vụ quan trọng của Nhà nước, là
nhà nước pháp quyền với ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp rõ
ràng. Nhà nước luôn đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…
Thứ
ba,
trong thực tiễn, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, thực hiện công khai, dân chủ, phát huy vai trò giám sát, phản biện của
các tổ chức xã hội. Thực hiện có hiệu quả trong thực tế dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại diện, dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đồng thời, xử lý nghiêm minh những tổ
chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị-xã hội.
Thứ
tư, Đảng, Nhà nước ta cũng thẳng thắn thừa nhận còn những hạn chế trong thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai
trái. Đó là tình trạng: Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm; kỷ luật, kỷ cương ở
nhiều nơi không nghiêm; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng… Hiệu
quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua càng chứng minh một
Đảng mà dám thừa nhận những hạn chế, khuyết điểm và kiên quyết đấu tranh thì Đảng
đó phải là Đảng vì nhân dân, phục vụ nhân dân chứ không thể là độc đoán, chuyên
quyền theo tư tưởng toàn trị./.
TK