Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của đại biểu và cơ quan dân cử trước hết phải lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu lên hàng đầu, sau đó mới là cơ cấu thành phần. Cùng với đó, cử tri cần phát huy trách nhiệm của mình xem xét, đánh giá trình độ, tư cách các ứng cử viên để sáng suốt lựa chọn người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp.
Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021
CẢNH GIÁC TRƯỚC THỦ ĐOẠN "BẺ LÁI" MỘT SỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ TRƯỚC THỀM BẦU CỬ
Ngày 9/3, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Khánh, quê quán tại Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình; ngày 29/3, Công an TP Hà Nội thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Lê Trọng Hùng, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngay lập tức trên các trang truyền thông như “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”, RFA, VOA… cùng facebook, blog của một số phần tử chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc, vu khống cơ quan chức năng trong hoạt động khởi tố hình sự đối với các vụ án nói trên.
BẦU CỬ LÀ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN DÂN - CẦN NGHIÊM TRỊ NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI BẦU CỬ
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị trọng đại, diễn ra sau thành công rất tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch cơ hội chính trị, phản động đang gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam với nhiều âm mưu, thủ đoạn nham hiểm. Trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh, nghiêm trị mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
CÓ CẦN: "XÂY DỰNG LUẬT VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM " KHÔNG?
Ngày 26 tháng 3 năm 2021 trên trang Thongluan-rdp.org có bài viết nêu luận điệu: “Cần có luật về đảng để không còn vịn cớ thế lực thù địch”. Thực chất đây là luận điệu phản động, phủ nhận đánh đồng quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền bầu cử, chế độ bầu cử của nhân dân trong thể chế chính trị nhất nguyên – một đảng cầm quyền. Chúng ta cần phê phán, bác bỏ quan điểm sai trái đó dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
ĐỖ NGÀ - BIẾT THÌ THƯA THỚT, KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE!
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị diễn ra, các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh chống phá Đảng với nhiều chiêu trò tinh vi, nguy hiểm. Ngày 20/12/2020 trên trang Baotiengdan.com kẻ tự xưng là Đỗ Ngà phát tán bài viết: “Ngày hội của bầy sói”. Đỗ Ngà đã phớt lờ những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Y xuyên tạc, gây nhiễu loạn, tạo dư luận xấu trong xã hội, trong nhân dân, chia rẽ nhân dân với Đảng. Y cho rằng: Đại hội 13 sắp tới hay đại hội nào khác cũng vậy, ĐCS vẫn vận hành trên cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ” ấy. Cho nên việc kiếm chác ghế trong kỳ đại hội này nói một cách đơn giản là tranh giành. Ở đây không phải là sự tranh giành cá nhân mà là tranh giành giữa các phe cánh đối nghịch, trong đó người “chủ soái” của nhóm đóng vai trò quyết định.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)