Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Diệt tham nhũng quyền lực chính trị làm rung chuyển các loại tham nhũng khác

Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận”. Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là củng cố niềm tin của Nhân dân.

Tham nhũng quyền lực chính trị

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực mà thời nào cũng có, chế độ nào, quốc gia nào cũng có. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi [2]. Nghĩa là, người có chức vụ, quyền hạn đã lạm dụng, lợi dụng quyền lực gắn với chức vụ của mình nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

 CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC NHỮNG THÔNG TIN XUYÊN TẠC, NÓI XẤU CÁN BỘ QUÂN ĐỘI

Lợi dụng việc một số cán bộ quân đội vi phạm kỷ luật, pháp luật, thời gian qua trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin sai trái, bóp méo, xuyên tạc nói xấu đội ngũ cán bộ quân đội. Với trò “vơ đũa cả nắm”, bằng cách cắt xén tư liệu, dựng chuyện, bóp méo thông tin, suy diễn một chiều, “nhào nặn” thật - giả lẫn lộn, kẻ xấu lợi dụng một số vụ án liên quan đến cán bộ quân đội để xuyên tạc bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, làm suy giảm uy tín quân đội, kích động chia rẽ mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa quân đội với nhân dân. Những thông tin sai trái ấy không thể đánh lừa được dư luận, bởi lẽ đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta luôn cảnh giác, bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt trong việc chọn lọc và tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, những thông tin sai trái, bịa đặt kia đã gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân, đặc biệt là trong một bộ phận “cư dân mạng” nhận thức hạn chế, nhẹ dạ, cả tin, thiếu tin tưởng vào bản lĩnh, lòng trung thành, tinh thần tận trung với nước, tận hiếu với dân của đội ngũ cán bộ quân đội.

“Bệnh xa dân” làm cán bộ dễ hư hỏng

Một thực tế đó là, mỗi khi có đồng chí cán bộ nào bị xử lý sai phạm thì xuất hiện tâm lý hả hê ở một bộ phận dư luận. Phần đa ý kiến không đồng tình với tâm lý hả hê đó, nhưng điều này cần được nhìn nhận thấu đáo để hiểu rõ vì sao? Một trong những nguyên nhân gây nên tâm lý đó chính là “bệnh xa dân” của cán bộ khiến dư luận đã có cái nhìn tiêu cực, thiếu cảm thông mỗi khi có vụ việc.

1. Mới đây, khi cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nhà riêng của ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận thể hiện tâm lý hả hê. Căn biệt thự của gia đình ông cựu Bí thư Tỉnh ủy nằm ở vị trí được xem là đẹp nhất của TP Lào Cai từ lâu đã trở nên xa cách với đời sống của phần đông người dân.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước nguy cơ "cách mạng màu" ở Việt Nam

“Cách mạng màu” đã và đang có những nguy cơ tiềm tàng tác động đến chính trị và đời sống xã hội Việt Nam. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cùng với những tồn tại, hạn chế của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước... đã tạo điều kiện để các thế lực thù địch, phản động mưu đồ thực hiện “sắc màu chính trị”. Từ những nguy cơ tiềm tàng này đặt ra những thách thức cần kịp thời có các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam.

Chữa bệnh đam mê quyền lực, kén chọn vị trí!

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã nhận diện và xác định hệ thống các biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Sau hơn 5 năm thực hiện, việc nhận diện và khắc phục biểu hiện đam mê quyền lực, kén chọn vị trí công tác của cán bộ vẫn là vấn đề có tính cấp thiết.

Nhận diện những biểu hiện và tính nguy hại của đam mê quyền lực, kén chọn vị trí công tác

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

 THỰC TRẠNG “SỢ SAI”, “SỢ TRÁCH NHIỆM”… TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

Để đất nước phát triển nhanh và bền vững theo phương hướng, mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xác lập hành lang pháp lý với những cơ chế, quy định để bảo vệ và khuyến khích đội ngũ cán bộ, đảng viên tâm huyết thực hiện khát vọng xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Vấn đề dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, vì lợi ích chung (6 dám), đã được nói nhiều trong suốt mấy năm nay.
Trên các phương tiện truyền thông đã phát đi những thông điệp từ các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đến các học giả các chuyên gia… cùng đông đảo những tiếng nói từ các tầng lớp nhân dân về hiện tượng “sợ sai”, “sợ trách nhiệm”…