Social Icons

Pages

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Không chỉ mê tín dị đoan...

Mới sáng sớm, bà Mùi đã tất bật chuẩn bị quần áo, bánh kẹo, hoa quả... và cả tiền đặt lễ, liên tục giục con gái út trang điểm khẩn trương không “cô” bận lại nhỡ việc. Thấy thế, ông Chín lên tiếng:

- Hai mẹ con định đi đâu mà không bàn với tôi một tiếng.

Bà Mùi nói gắt từ trong buồng ra:

- Ui dào, hôm qua ông đi cùng hội cây cảnh, rồi sang nhà ông Nam ăn uống mãi muộn mới về nên tôi chưa kịp nói. Chẳng là bà Lan ở cuối ngõ rủ tôi sang xã bên có “cô đồng” xem bói linh lắm. Tôi tính xem đường tài lộc của gia đình, tiện xem cho con Nga nhà mình luôn. Không hiểu nó vận hạn gì mà ngã xe đạp điện hai lần, có gì nhờ “cô” giải hạn cho.

Ông Chín hiểu ra đầu đuôi câu chuyện. Ông nhẹ nhàng kéo bà Mùi ngồi xuống ghế:

- Bà uống chén nước, bình tĩnh, rồi tôi nói cho bà nghe. Việc đầu năm đi du xuân tại lễ hội, thăm viếng chùa chiền, đình, đền, miếu... là nét đẹp văn hóa của dân tộc, Nhà nước ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đấy là những quyền cơ bản của người dân được nêu rõ trong Hiến pháp. Tuy nhiên, xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự đấy, bà ạ!

- Thì tôi chỉ xem vận hạn của gia đình, xem cho con. Mà ông xem “phây” chưa, “cô” có nhiều người theo dõi, tin tưởng lắm.

Bà Mùi vừa nói vừa mở điện thoại tìm “phây của cô đồng” cho ông Chín xem.

- Bà xem tin tức trên ti vi mà không nhớ à? Vừa rồi, có một số trường hợp lợi dụng mạng xã hội để xem số mệnh, dự đoán về công việc, tình duyên, gia thế đã bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hơn nữa, lợi dụng vấn đề này, các đối tượng xấu, thù địch, phản động rêu rao rằng người dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước; hoặc là quy chụp nước ta vi phạm quyền con người đấy bà ạ! Con nhà mình bị ngã là do lỗi chủ quan chứ. Một lần đang đi thì nghe điện thoại rồi tự ngã; lần cuối năm đi vào ngõ không quan sát, không còi báo hiệu rồi đâm vào anh giao hàng. Cái cần là gia đình mình phải giáo dục cho con tính cẩn thận, chấp hành quy định khi tham gia giao thông, chứ không phải xem bói!

Đến lúc này, mặt bà Mùi ngẩn ra vì nhận thấy mình đã sai. Bà Mùi nói nhỏ:

- Cũng chỉ vì tôi lo lắng thái quá, thiếu hiểu biết mà suýt nữa thì “tiền mất tật mang”. Cũng may ông khuyên can tôi kịp thời và chưa chia sẻ bài của "cô đồng" này trên “phây”, không thì hệ lụy không biết thế nào.

Ông Chín lý giải thêm:

- Bây giờ hoạt động lợi dụng tâm linh để trục lợi ngày càng tinh vi; rồi còn có cả những đối tượng xấu mượn cớ này để xuyên tạc, chống phá. Mỗi người dân chúng ta cần nâng cao nhận thức, tránh nhẹ dạ cả tin, bị đối tượng xấu lợi dụng, bà ạ!

- Ông nói rất phải. Lát nữa nhờ ông đi cùng tôi sang nhà bà Lan nói chuyện cho bà ấy hiểu để không tin, không nghe theo những hoạt động mê tín dị đoan nữa, ông nhé!

CHÍ THỊNH

 

Trường Đại học Chính trị tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

     Thực hiện Kế hoạch công tác năm học 2023-2024, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng về công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự vào các học viện, trường trong Quân đội năm 2024; từ ngày 04/3 đến 07/3/2024, Đoàn công tác của Trường Đại học Chính trị do đồng chí Đại tá, PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường làm trưởng đoàn đã phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh tổ chức tuyên truyền và hướng nghiệp tuyển sinh tại 05 trường trung học phổ thông trên địa bàn, gồm: Lương Tài, Thuận Thành số 1, Quế Võ số 1, Quế Võ số 2 và Lê Văn Thịnh.


Đồng chí Đại tá, PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng - Phó Hiệu trưởng
 Trường Đại học Chính trị tư vấn, hướng nghiệp
tại Trường Trung học phổ thông Lê Văn Thịnh
     Trong các buổi tuyên truyền, hướng nghiệp, Đoàn công tác của Trường Đại học Chính trị đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho học sinh các khối lớp 10,  lớp 11 và lớp 12 của các nhà trường như: Đối tượng, phương thức, tiêu chuẩn tuyển sinh của các học viện, nhà trường Quân đội năm 2024. Đoàn công tác cũng đã dành nhiều thời gian trả lời, giải đáp những câu hỏi của học sinh về các nội dung như: Thủ tục hồ sơ; đăng ký sơ tuyển; kê khai và nộp hồ sơ sơ tuyển; thời gian sơ tuyển; chính sách ưu tiên; điều chỉnh nguyện vọng; nguyên tắc xét tuyển; phương thức công bố kết quả xét tuyển và quyền lợi, nghĩa vụ khi trúng tuyển vào học tại các trường Quân đội.

     Đặc biệt, Đoàn công tác đã tuyên truyền, giải đáp các câu hỏi của học sinh về sứ mệnh; chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển, cũng như đối tượng, tiêu chuẩn sức khỏe của thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Chính trị. Các buổi tuyên truyền diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình; nhiều học sinh các khối lớp tham gia tư vấn đã thể hiện sự quan tâm, cân nhắc, lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các học viện, nhà trường Quân đội, cũng như vào Trường Đại học Chính trị.

     Cách làm chủ động, linh hoạt, phong phú, đa dạng trong công tác tuyên truyền, hướng nghiệp của Trường Đại học Chính trị sẽ là tiền đề, cơ sở thu hút ngày càng nhiều thí sinh có chất lượng cao tham gia dự tuyển vào đào tạo tại Nhà trường nói riêng và các học viện, nhà trường Quân đội nói chung, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh quân sự và chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường./.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình - Bài 1: Lật mặt “chúa trời” tự xưng

 LTS: Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hình thành tổ chức bất hợp pháp do đối tượng Dương Văn Mình, người dân tộc Mông cầm đầu. Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, tổ chức này đã truyền bá những tư tưởng lệch lạc, sai trái, lôi kéo đồng bào Mông tham gia và tiến hành nhiều hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Dương Văn Mình còn cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền “đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài... Hoạt động của Dương Văn Mình và đồng bọn đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và bị nghiêm trị. Đến nay, các địa phương bị ảnh hưởng đã cơ bản xóa bỏ được tổ chức này. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm tồn tại, các hoạt động của tổ chức này vẫn để lại nhiều hệ lụy nặng nề.

Khoảng năm 1986, sau khi nghe tuyên truyền đạo Tin lành qua Đài Á châu tự do, phát bằng tiếng Mông từ nước ngoài, Dương Văn Mình nảy sinh ý tưởng hình thành một tín ngưỡng mới. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến sự hình thành tổ chức bất hợp pháp cùng hàng loạt vụ việc do Dương Văn Mình và các đối tượng hậu thuẫn dựng lên sau này.

Từ "dị giáo", "lạc giáo"

Trong số các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, Tuyên Quang được xem là “thủ phủ”. Cũng từ nơi đây, Dương Văn Mình đã chỉ đạo những đối tượng cầm đầu tổ chức này ở một số huyện tại Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện những việc làm sai trái, gây ra nhiều bất ổn trên địa bàn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Đoàn lãnh đạo Cục An ninh Nội địa, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về những hành vi vi phạm của "Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình". Theo Báo CAND 

Để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã tiến hành khảo sát tại nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và gặp gỡ một số chuyên gia, nhà khoa học về dân tộc, tôn giáo. Tại các địa phương như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy đều có chung khẳng định: Những luận điệu, giáo điều mà Dương Văn Mình tuyên truyền thực chất là cóp nhặt, vay mượn nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Tin lành. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hạn chế nên những giáo lý, giáo luật chính thống của đạo Tin lành mà Dương Văn Mình nghe được gần như “tai nọ sang tai kia” và bị sai lệch rất nhiều. Thêm nữa, với âm mưu thành lập một tín ngưỡng mới, đối tượng đã cải biên, biến tấu những giáo lý, giáo luật này thành của mình.

Sau khi xây dựng được hệ thống các giáo lý, giáo luật của riêng mình, cùng với “quân sư” Đào Đình Hoẵng, Dương Văn Mình dựng lên câu chuyện: Vào lúc 0 giờ ngày 1-8-1989, trong lúc ngủ say đã có ông thần từ trên trời nhảy xuống nhập vào Dương Văn Mình. Đó chính là Chúa Jesus đến giao cho Dương Văn Mình nhiệm vụ làm thầy và có trách nhiệm với thiên hạ, với người Mông cho cuộc hành trình chuẩn bị chia tay thế kỷ 20, đón nhận thế kỷ 21.

Sau khi chuẩn bị xong các vật dụng cần thiết, chúng đã rêu rao, tuyên truyền: Dương Văn Mình ra đời vào đúng 0 giờ ngày 30-7 âm lịch, tức ngày 1-8-1989 và tuyên bố “từ nay trở đi, người Mông không có ma, không phải thờ cúng tổ tiên, người chết không phải làm ma như phong tục cũ, mọi cúng lễ liên quan đến hương khói đều bãi bỏ. Nếu ai theo Dương Văn Mình sẽ có cuộc sống sung sướng, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người già sẽ lột xác, ốm đau sẽ tự khỏi; năm 2000 trái đất sẽ nổ tung, ai theo Dương Văn Mình sẽ được sống...”.

Dù những luận điệu tuyên truyền rất hoang đường, vô căn cứ, mang đậm màu sắc mê tín dị đoan nhưng vì thời điểm đó, đời sống đồng bào dân tộc Mông khó khăn và nhiều hủ tục, đặc biệt trong việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi nên rất đông người đã tin theo. Từ đó, Dương Văn Mình tiếp tục nghiên cứu xây dựng kinh sách và dựa trên giáo lý, giáo luật, bài thánh ca của đạo Tin lành để sáng tác thành các bài hát ca ngợi chính bản thân mình; đồng thời xây dựng tổ chức, quy định, nghi lễ thờ phụng và tuyên truyền trong đồng bào Mông, vận động đồng bào bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo “chúa trời”-tức Dương Văn Mình.

Nhìn từ góc độ dân tộc, tôn giáo, PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, hiện là giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Bản thân Dương Văn Mình khi nghe tuyên truyền đạo Tin lành nhưng chỉ qua đài phát thanh, đúng hay sai không biết và cũng không có người hiệu chỉnh, dẫn đến nhận thức lệch lạc về tín ngưỡng và từ đó trở thành “dị giáo”, “lạc giáo”... Từ nguyên nhân này, cộng với tư tưởng “xưng vua”, “đón vua” của đồng bào Mông và những hủ tục nặng nề trong đời sống văn hóa tâm linh dẫn đến một bộ phận đồng bào Mông tin theo Dương Văn Mình.

Đến hành trình lạc lối

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông hằng ngày không thể thiếu tiếng khèn, tiếng trống. Đối với đời sống tâm linh, cũng như đồng bào các dân tộc khác, người Mông lập ban thờ, thờ cúng tổ tiên. Khảo sát tại một số tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình cho thấy, biểu hiện rõ nhất của một bộ phận người Mông tin, đi theo tổ chức này là bỏ ban thờ, không thờ cúng tổ tiên... Bên cạnh đó, khi tổ chức lễ tang cho người qua đời, họ không sử dụng khèn, trống mà thay bằng các “linh vật” là con chim én, con ve sầu và con cóc... Đây là những “linh vật” do Dương Văn Mình tự nghĩ ra và chỉ đạo các đối tượng cốt cán tuyên truyền trong tổ chức.

Ông Lý Văn Máy, ở thôn Nà Luông, xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là người trước đây từng tham gia tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình bộc bạch: Dương Văn Mình với luận điệu “chúa trời Vàng Chứ” đã nhập vào bản thân, để phán bảo và dẫn dắt người Mông đi đến cuộc sống ấm no, sẽ đưa dân tộc Mông khỏi cảnh sập trời, nước dâng, lửa thiêu... Ngay khi chiếm được lòng tin của đồng bào, Dương Văn Mình tiếp tục lừa gạt, quyên góp tiền với luận điệu “muốn sung sướng, khỏi ốm đau...” thì phải nộp tiền, của cải để làm lễ và lập ra “Quỹ Vàng Chứ”. Nhiều người tin và nghe theo, bán hết trâu, bò, lợn, gà để nộp tiền cho tổ chức.

Thượng tá Trần Quang Vinh, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Dương Văn Mình nhận thức lệch lạc về tín ngưỡng, mang nặng màu sắc mê tín dị đoan; không theo một tôn giáo chính thống hoặc tín ngưỡng truyền thống nào. Trong khi đó, với ý định theo đạo Tin lành, năm 2001, Dương Văn Mình đã hai lần cử các đối tượng cốt cán về Tổng hội Tin lành miền Bắc để tìm sự giúp đỡ nhưng đều bị từ chối với lý do đưa ra là: Những giáo điều của tổ chức này không phải của đạo Tin lành; Dương Văn Mình và các thành viên trong tổ chức bất hợp pháp không hiểu gì về đạo Tin lành. Tuy nhiên, với ý định muốn biến tướng thành một đạo riêng, muốn “xưng vua” để lôi kéo bà con dân tộc Mông, Dương Văn Mình và các đối tượng cốt cán đã nhiều lần tụ họp bí mật, chỉ đạo ra mắt tổ chức của mình; tiếp tục tổ chức hội họp đông người, quyên góp tiền bạc trái phép...

Không dừng lại ở đây, tại địa bàn sinh sống ở thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm (Hàm Yên, Tuyên Quang), Dương Văn Mình lập ra các tổ chức: Tổng quản, thanh niên, phụ nữ, bảo vệ và chỉ đạo soạn thảo “Quy ước thôn Ngòi Sen”, công khai đề ra những luật lệ riêng với ý đồ thành lập tổ chức độc lập, đối đầu và tách rời sự quản lý của chính quyền cơ sở. Mặt khác, để hợp thức hóa tổ chức, Dương Văn Mình và các đối tượng đã nộp 4 đơn bằng chữ Mông gửi 4 cấp (từ xã đến Trung ương).

Song song đó, tổ chức này tự ý xây dựng 30 nhà đòn - nhà chứa đồ tang lễ để công khai các biểu tượng, phô trương thanh thế. Thành lập các đội văn nghệ múa hát và tổ chức sinh nhật cho Dương Văn Mình hằng năm nhằm kể lại công lao, tôn sùng cá nhân và lôi kéo đồng bào Mông tin theo các hoạt động bất hợp pháp... Nguy hại hơn, các đối tượng còn tiến hành hướng dẫn hàng trăm người Mông cách viết đơn tố cáo chính quyền; cách đối phó với chính quyền và lực lượng công an...

Theo thông tin từ Công an tỉnh Tuyên Quang, năm 1990, Dương Văn Mình và các đối tượng trong tổ chức bất hợp pháp liên tiếp gây rối trật tự công cộng, đe dọa, ngăn cản trẻ em đến trường, ngăn cản đồng bào thực hiện quyền công dân; quấy nhiễu, kích động, xúi giục chia rẽ cộng đồng dân cư và phá hoại tinh thần đoàn kết giữa các nhóm dân tộc. Trước những hành vi vi phạm pháp luật, Dương Văn Mình cùng một số đồng bọn bị truy tố và Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tuyên (nay là hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang) phạt 5 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân và hành nghề mê tín dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ra tù, Dương Văn Mình vẫn không hối cải, tiếp tục có những hành động “xưng vua” lần thứ hai. Từ năm 2007, mặc dù bỏ trốn khỏi địa phương nhưng Dương Văn Mình vẫn chỉ đạo tuyên truyền các biểu tượng như cờ, linh vật thờ, xây dựng nhà đòn; kích động chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của địa phương...

Trong thời gian chữa bệnh thận ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (năm 2013, 2014), Dương Văn Mình đã cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang “đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài...

Hoạt động của tổ chức Dương Văn Mình trong hơn 30 năm qua đã làm xáo trộn cuộc sống gia đình, làm biến dạng phong tục tập quán, bản sắc và văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông như thờ cúng tổ tiên, hát dân ca, thổi khèn, đánh quay, ném pao... Đồng thời, đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khắp địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang và Lào Cai, để lại hệ lụy lâu dài, khó khắc phục.

(còn nữa)

NHÓM PV QĐND

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình - Bài 2: Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

 Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những “di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Niềm tin mù quáng

Dương Văn Mình là người dân tộc Mông trắng, sinh năm 1961 tại xã Thượng Thôn (Hà Quảng, Cao Bằng) và trình độ học vấn chỉ biết đọc, biết viết chữ phổ thông. Dương Văn Mình trong quá trình sinh sống tại Cao Bằng, rồi di cư sang xã Văn Lăng (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) và xã Yên Hương (Hàm Yên, Tuyên Quang) không hề có gì nổi trội, xuất chúng trong cộng đồng người Mông. Câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân nào dẫn đến việc có hàng nghìn người tin, nghe theo những lý lẽ, luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình?

Như đã đề cập ở bài viết trước, những luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình mặc dù rất mơ hồ, không thực tế nhưng có tác động mạnh đến đời sống, tình cảm của một bộ phận đồng bào Mông. Thực tế cũng đã chứng minh, không có cái gọi là “năm 2000 trái đất sẽ nổ tung”. Tuy nhiên, theo thống kê của các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng... từ khi hình thành tổ chức đến khi các địa phương đấu tranh xóa bỏ cơ bản tổ chức này, có hàng nghìn hộ với hàng chục nghìn người Mông là thành viên...

Đồng chí La Hồng Hải, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang đánh giá: Thực chất, hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình là hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá những tư tưởng, quan điểm lệch lạc, không đúng bản chất của những tín ngưỡng, tôn giáo chính thống, hay nói cách khác, đây là “dị giáo”, “lạc giáo”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Công an xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cùng đồng đội đến nhà vận động người dân không tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Ảnh: Congan.sonla.gov.vn

Có không ít nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người Mông tin và nghe theo Dương Văn Mình. Theo lý giải của PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, hiện là giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, về bản chất, các hoạt động của Dương Văn Mình là một hình thức “xưng vua” dưới tư cách người Mông. Hai nữa, người Mông quan niệm, “cùng thờ con ma là anh em, cùng tiếng nói đều là anh em” nên có tính cố kết cộng đồng, dòng họ, gia đình rất lớn. Vì thế, trong một gia đình, khi ông, bà đi theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình thì con, cháu cũng phải theo. Có rất nhiều người Mông theo tổ chức này nhưng không biết theo để làm gì, không hiểu ý nghĩa những luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình là gì...

Cũng theo PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân, ngoài ra còn nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố về kinh tế và văn hóa. Người Mông có tập quán di cư tự do với câu tục ngữ truyền đời “giàu di cư thì nghèo, nghèo di cư thì chết, chết vẫn di cư”. Đời sống đồng bào gặp nhiều khó khăn, nghèo đói, trình độ dân trí, nhận thức hạn chế, cộng với nhiều hủ tục, nhất là những hủ tục trong tổ chức tang lễ, đè nặng lên vai người phụ nữ. Vì vậy, người Mông tìm đến các tín ngưỡng, tôn giáo với mong muốn có một điểm tựa tinh thần.

Theo tập tục văn hóa của người Mông, trong nhà khi có người thân qua đời thì phải làm tang dài ngày (9 ngày, 9 đêm), rồi giết mổ trâu, bò để mời khách ăn uống linh đình. Nhà nào không có trâu, bò thì phải vay mượn để cúng ma. Vì thế, có không ít trường hợp ông nội qua đời nhưng đến thế hệ các cháu vẫn chưa trả hết nợ làm tang cho ông... Trong khi đó, Dương Văn Mình đưa ra những luận điệu: Người Mông không có ma, đi theo Dương Văn Mình thì không phải cúng ma cho người chết... Nghe theo Dương Văn Mình, một bộ phận người Mông bỏ ban thờ tổ tiên, bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo “chúa trời”-tức Dương Văn Mình.

Từ những nguyên nhân trên, thêm nữa là sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ giữa các dân tộc có nhiều bất đồng và bị các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng để tuyên truyền đạo lạ hoặc đạo trái phép, kích động, chia rẽ các dân tộc, đòi quyền tự trị. Trong đó, đồng bào Mông ở nhiều tỉnh bị kích động, lôi kéo, nghe và tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Mối nguy khôn lường

 Nhà nước ta bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tổ chức Dương Văn Mình không phải là tổ chức tôn giáo; thực chất đây là tổ chức tự phát do lệch lạc về tín ngưỡng tôn giáo, mang đậm yếu tố hoang đường, mê tín dị đoan.

Thủ đoạn của chúng là lợi dụng lòng tin, nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của một bộ phận đồng bào Mông để hoạt động, âm mưu tiến hành “xưng vua”; ly khai, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Hơn 30 năm tồn tại, những tư tưởng lệch lạc về tín ngưỡng, tôn giáo giống như loại virus ác tính để lại di chứng nặng nề và hệ lụy từ các hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều vấn đề cần giải quyết.

Theo đồng chí Phạm Duy Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn: Lợi dụng sự thiếu thông tin và thiếu hiểu biết của đồng bào Mông, Dương Văn Mình và các đối tượng cốt cán đã truyền bá mê tín, khai thác lòng tin, lôi kéo khá đông người Mông tại Bắc Kạn nói riêng và một số tỉnh miền núi phía Bắc để lừa đảo, quyên góp tiền bất hợp pháp. Nhiều hộ dân đã bán gần như toàn bộ tài sản lấy tiền nộp cho Dương Văn Mình. Do nhận thức còn hạn chế, đời sống khó khăn và sự cưỡng chế của số đối tượng cốt cán, đồng bào Mông đã tin theo các luận điệu lừa bịp. Nhiều bà con bỏ bê ruộng nương, không chịu làm ăn khiến cuộc sống đã khó khăn càng thêm khó khăn. Các đối tượng cốt cán còn kích động đồng bào gây rối trật tự công cộng, đe dọa, ngăn cấm trẻ em đến trường, ngăn cản quyền công dân, không cho tiếp nhận bất cứ sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội, không cho thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự... Chúng còn quấy nhiễu, kích động và xúi giục chia rẽ cộng đồng dân cư và phá hoại tinh thần đoàn kết giữa các nhóm dân tộc. Mặt khác, chúng tổ chức những hoạt động mang đặc trưng riêng, như đám cưới, tết chung, tổ chức ngày sinh nhật của Dương Văn Mình... nhằm mục đích khuếch trương thanh thế của tổ chức và gây sức ép để chính quyền phải công nhận tổ chức.

Trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp năm 2011 và 2016, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã ngăn cản, kích động, ép người dân từ bỏ quyền bầu cử và không ký tên vào danh sách cử tri, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đe dọa an toàn, an ninh xã hội trong khu vực. Khi các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ “nhà đòn”-nhà chứa đồ mai táng, các đối tượng cốt cán có nhiều hành vi chống đối quyết liệt, kích động người dân phản đối, viết đơn gửi nhiều cơ quan và gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương... Gần đây nhất, vào năm 2022, tại huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), khi lực lượng cảnh sát giao thông địa phương làm nhiệm vụ và phát hiện đối tượng theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông và ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, đối tượng này không chấp hành, chống đối người thi hành công vụ và bị bắt tạm giam. Ngay sau đó, các đối tượng khác cùng trong tổ chức đã lôi kéo phụ nữ, trẻ em lên trụ sở cơ quan công an gây rối, đòi thả người...

Là người có nhiều năm tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào Mông ở địa phương từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đồng chí Đồng Văn Dược, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phương (Ba Bể, Bắc Kạn) cho biết: "Tư tưởng ly khai, chống đối của những người theo Dương Văn Mình được biểu hiện rất rõ trong sinh hoạt hằng ngày. Họ không tham gia bất cứ hoạt động gì của cộng đồng, tự tách mình ra khỏi cộng đồng dân cư, như: Không đi họp thôn, không nghe tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không ký cam kết khi địa phương tổ chức các cuộc vận động... Khi cán bộ đến tuyên truyền, vận động thì họ lẩn tránh, không gặp gỡ, hoặc khi cán bộ đã tiếp cận được thì họ không nghe. Sự chia rẽ dân tộc còn thể hiện ngay trong nội bộ đồng bào Mông, giữa người theo Dương Văn Mình và người không theo. Trong đời sống văn hóa của người Mông không thể thiếu tiếng khèn, tiếng trống. Nhưng khi gia đình người Mông theo Dương Văn Mình có người qua đời, họ không cho người Mông theo đạo Tin Lành đến dự, hoặc không cho mang khèn, trống đến làm lễ mà tổ chức theo nghi thức của Dương Văn Mình...

Lãnh đạo các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình hoạt động và ngay chính đồng bào Mông đều khẳng định, các chiêu trò, lý lẽ, giáo lý của tổ chức này trái với văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, gây mất đoàn kết ngay trong cộng đồng dân tộc Mông. Nhiều hộ bị ảnh hưởng bởi tổ chức này kéo dài nhiều thế hệ, mất tiền của, bị cô lập, đe dọa... Tất cả đều trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đến nay, các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đã cơ bản xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Đại đa số đồng bào Mông lầm lạc nghe theo tổ chức này đã ký cam kết từ bỏ và từng bước hòa nhập với cộng đồng nơi mình sinh sống. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, suốt hơn 30 năm tồn tại, những tư tưởng lệch lạc mà Dương Văn Mình tuyên truyền đã ăn sâu vào nhận thức, hành vi của một bộ phận đồng bào. Một bộ phận đồng bào còn có tâm lý mặc cảm, tự ti, chưa thể hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Mặt khác, còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến đời sống tâm linh, chỗ dựa tinh thần của đồng bào vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ hơn để đồng bào ổn định cuộc sống, không bị lôi kéo tham gia những tổ chức bất hợp pháp khác đang núp bóng tôn giáo, tín ngưỡng.

Nhóm PV Báo QĐND

Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”

    Sáng 13/3/2024, tại Trường Đại học Chính trị, Phòng Chính trị chủ trì phối hợp với một số đơn vị tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Quang cảnh Hội thảo
     Dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Nhà trường; Thiếu tướng, PGS, TS Kim Ngọc Đại, Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự Hội thảo còn có đại biểu Phòng Nghệ thuật quân sự, Cục Khoa học quân sự; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La; Sư đoàn 3, Quân khu 1; Lữ đoàn 147, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân; đại biểu lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị và đại biểu học viên của Nhà trường.
     Báo cáo đề dẫn Hội thảo nhấn mạnh: Công tác tư tưởng và quản lý tư tưởng quân nhân ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố lập trường, quan điểm, bồi dưỡng và phát triển phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thiện nhân cách quân nhân cách mạng; chủ động ngăn ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, chống mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, mơ hồ, mất cảnh giác, bảo đảm cho Quân đội luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
     Hiện nay, trước hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, những tác động đa chiều của môi trường xã hội đối với tư tưởng của quân nhân và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, việc đổi mới công tác quản lý tư tưởng của đơn vị cơ sở trong Quân đội là một nhiệm vụ vừa quan trọng, vừa cấp bách, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu, góp phần nâng cao sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.
     Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 80 bài tham luận của cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Nhà trường; lựa chọn 45 bài có chất lượng đăng trong kỷ yếu. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đổi mới công tác quản lý tư tưởng; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm; xác định các yếu tố tác động, đề xuất yêu cầu và giải pháp đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Đồng chí Trung tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Chính ủy Nhà trường biểu dương các lực lượng làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Hội thảo; đồng thời, yêu cầu Ban Tổ chức Hội thảo tổng hợp đầy đủ các luận cứ khoa học, tiếp cận các nội dung, biện pháp mới, kiến nghị với Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng: Đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay bổ sung, phát triển và hoàn thiện bản thảo đề tài. Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào giáo dục, quản lý, chỉ huy, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong Nhà trường, nhất là đổi mới công tác quản lý tư tưởng hiện nay.
     Kết quả của Hội thảo tiếp tục làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam; cung cấp những luận cứ khoa học để Trường Đại học Chính trị nghiên cứu, vận dụng vào quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ và công tác đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội. Bên cạnh đó, Nhà trường sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị  những chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới./.

Chớ nghe kẻ xấu nói liều

 Nắng chiều sắp tắt, ông Thảo lững thững đi bộ ra hồ gần nhà. Vừa chớm bờ hồ đã thấy ông Hoàn tập thể dục ở đấy. Là đôi bạn cựu chiến binh cùng nhập ngũ một thuở, hai ông thân nhau, hay chia sẻ chuyện gia đình, xã hội. Vừa nhác thấy ông Thảo, ông Hoàn vồn vã:

- Ông ngồi xuống đây tôi hỏi một chút. Ông ở trong Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh, có tin nội bộ gì về việc Quân đội ta xây dựng “tinh, gọn, mạnh” không? Tôi vừa thấy trên mạng có mấy bài viết nghe không thuận tai lắm. Họ cho rằng ta chỉ đổi mới một cách... hình thức thôi, chẳng hạn như việc thay đổi lễ phục của quân nhân ấy...

- Ấy, ông lại nhiễm cái luận điệu xuyên tạc của mấy tay bất mãn trên mạng rồi. Việc xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh” và cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đã được xác định rất rõ ràng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Quân ủy Trung ương cũng đã ban hành nghị quyết, lại có kế hoạch, lộ trình thực hiện rất cụ thể về việc này và thực tế là chúng ta đang thực hiện thay đổi về tổ chức biên chế.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Minh họa: HẢI LÂM 

Chẳng hạn như chúng ta đã thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, rồi sáp nhập, tổ chức lại Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 thành Quân đoàn 12, sáp nhập các đơn vị hậu cần, kỹ thuật từ cấp chiến thuật trở lên v.v.. Vừa rồi, Quân đoàn 12 đã thực hành diễn tập tác chiến cấp chiến dịch theo tổ chức biên chế mới, đạt kết quả rất tốt... Tất cả những việc đó đã được công bố rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong nội bộ hội cựu chiến binh các cấp cũng đã được phổ biến những thông tin này. Còn việc thay đổi lễ phục của quân nhân là nhằm góp phần cho quân nhân của chúng ta có tác phong, dáng vẻ oai nghiêm hơn, vừa gần gũi với nhân dân, vừa hòa nhập với khu vực và thế giới. Đó là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng Quân đội... Hôm trước, các chi hội cựu chiến binh họp đều có thông báo việc này nhưng ông đang nằm viện nên chưa nắm kỹ... 

Ông Hoàn ạ, xây dựng Quân đội hiện đại có nghĩa là phải xây dựng đồng đều cả nội dung và hình thức, tức là cả về tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị, phương tiện cho đến phương pháp huấn luyện bộ đội, chỉ huy tác chiến... đó là những việc lớn của Quân đội ta. Việc thay đổi lễ phục của quân nhân chỉ là một việc nhỏ trong xây dựng Quân đội chính quy, hiện đại. Thế nên có kẻ xấu muốn lấy việc nhỏ để xuyên tạc bản chất của việc lớn thì ông chớ có tin...

- Nghe ông nói tôi cũng rõ ra. Đúng là mình không cập nhật kịp thông tin chính thống nên tý nữa thì tin vào những thông tin thất thiệt. Thôi, ta lại đi tập thể dục, ông nhỉ!

TRẦN THÔN

Chớ nghe kẻ xấu nói liều

Nắng chiều sắp tắt, ông Thảo lững thững đi bộ ra hồ gần nhà. Vừa chớm bờ hồ đã thấy ông Hoàn tập thể dục ở đấy. Là đôi bạn cựu chiến binh cùng nhập ngũ một thuở, hai ông thân nhau, hay chia sẻ chuyện gia đình, xã hội. Vừa nhác thấy ông Thảo, ông Hoàn vồn vã:

- Ông ngồi xuống đây tôi hỏi một chút. Ông ở trong Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh, có tin nội bộ gì về việc Quân đội ta xây dựng “tinh, gọn, mạnh” không? Tôi vừa thấy trên mạng có mấy bài viết nghe không thuận tai lắm. Họ cho rằng ta chỉ đổi mới một cách... hình thức thôi, chẳng hạn như việc thay đổi lễ phục của quân nhân ấy...

- Ấy, ông lại nhiễm cái luận điệu xuyên tạc của mấy tay bất mãn trên mạng rồi. Việc xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh” và cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đã được xác định rất rõ ràng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Quân ủy Trung ương cũng đã ban hành nghị quyết, lại có kế hoạch, lộ trình thực hiện rất cụ thể về việc này và thực tế là chúng ta đang thực hiện thay đổi về tổ chức biên chế.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" alt="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" class="vllogo"></a>
Minh họa: HẢI LÂM 

Chẳng hạn như chúng ta đã thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, rồi sáp nhập, tổ chức lại Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 thành Quân đoàn 12, sáp nhập các đơn vị hậu cần, kỹ thuật từ cấp chiến thuật trở lên v.v.. Vừa rồi, Quân đoàn 12 đã thực hành diễn tập tác chiến cấp chiến dịch theo tổ chức biên chế mới, đạt kết quả rất tốt... Tất cả những việc đó đã được công bố rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong nội bộ hội cựu chiến binh các cấp cũng đã được phổ biến những thông tin này. Còn việc thay đổi lễ phục của quân nhân là nhằm góp phần cho quân nhân của chúng ta có tác phong, dáng vẻ oai nghiêm hơn, vừa gần gũi với nhân dân, vừa hòa nhập với khu vực và thế giới. Đó là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng Quân đội... Hôm trước, các chi hội cựu chiến binh họp đều có thông báo việc này nhưng ông đang nằm viện nên chưa nắm kỹ... 

Ông Hoàn ạ, xây dựng Quân đội hiện đại có nghĩa là phải xây dựng đồng đều cả nội dung và hình thức, tức là cả về tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị, phương tiện cho đến phương pháp huấn luyện bộ đội, chỉ huy tác chiến... đó là những việc lớn của Quân đội ta. Việc thay đổi lễ phục của quân nhân chỉ là một việc nhỏ trong xây dựng Quân đội chính quy, hiện đại. Thế nên có kẻ xấu muốn lấy việc nhỏ để xuyên tạc bản chất của việc lớn thì ông chớ có tin...

- Nghe ông nói tôi cũng rõ ra. Đúng là mình không cập nhật kịp thông tin chính thống nên tý nữa thì tin vào những thông tin thất thiệt. Thôi, ta lại đi tập thể dục, ông nhỉ!

TRẦN THÔN