Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

VẪN LÀ LUẬN ĐIỆU “DÂN CHỦ LÀ PHẢI ĐA DẢNG” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG


Đại hội XIII của Đảng đang đến gần, các thế lực thù địch, phản động trong nước và ở nước ngoài tiếp tục rêu rao khẩu hiệu “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, chúng lừa dối dư luận cho rẳng “Dân chủ là phải đa đảng”, thực chất của khẩu hiệu này là gì?
Chúng nói, “dân chủ là phải đa đảng”. Nhưng không nhìn vào thực tế, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Đảng Cộng sản với lịch sử hơn 100 năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân và những lý tưởng cao đẹp, có thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của đảng luôn bị đe dọa, bị khủng bố; luật pháp “khoanh tròn” hoạt động của Đảng Cộng sản trong không gian chính trị nhỏ bé và ngột ngạt nên chẳng có cơ may phát triển, còn nói gì đến cái gọi là dân chủ trong việc đấu tranh giành vị trí cầm quyền?
Trong XHCN, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền XHCN là công cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.
Bên cạnh đó thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền đó cũng chống lại tất cả những gì xâm phạm tới và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do đó, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ.
Lấy hiện trạng ngày nay xã hội còn những tồn tại, những hạn chế, nhiều vấn đề mất dân chủ, điển hình là những vụ án mà cá nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy đó là lỗi cơ chế, là lỗi hệ thống? Đó là sự quy kết hoàn toàn sai lệch. Không có bất cứ xã hội nào tránh được những hạn chế khi thực hiện. Với Việt Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN tất còn nhiều tồn tại chưa dễ gì gỡ bỏ, và việc xảy ra những vấn đề mất dân chủ là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, đó không phải là bản chất của xã hội XHCN.
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.
VTG./.

DI CHÚC BÁC HỒ LÀ “CẨM NANG” SÂU SẮC VÀ TOÀN DIỆN


Chúng ta đã nghiên cứu và ngày càng làm rõ tầm vĩ đại bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại: Là đường lối phát triển, là cương lĩnh xây dựng đất nước, là chiến lược cách mạng, là tầm nhìn vượt thời đại…
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ “di chúc” cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta mà còn cho tất cả, các đảng anh em, nhân loại tiến bộ… Chính vì thế, ý nghĩa phổ quát của kiệt tác vừa là truyền thống, dân tộc vừa là nhân loại, quốc tế, là tư tưởng thời đại, cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau!
Ngày nay, trong xu thế văn hóa toàn cầu đang trong cuộc đối thoại lớn, đây cũng là văn bản mẫu mực, tiêu biểu cho một văn bản đối thoại bởi đã đáp ứng cao nhất các yếu tố cơ sở: Chủ thể diễn ngôn có đầy đủ nhất tư thế phát ngôn (là Lãnh tụ có uy tín trên thế giới, là vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, là Cha già dân tộc); chủ thể hiểu biết một cách sâu sắc, toàn diện văn hóa dân tộc và nhân loại; là tiếng nói chân thành nhất của tình thương yêu con người, yêu hòa bình; là tiếng nói ân nghĩa, chân tình, thủy chung; là niềm tin, niềm lạc quan vô hạn…
Di chúc của Bác đã tỏa sáng, làm giàu có thêm, làm tinh tế hơn cho văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại.
Trước hết là văn hóa niềm tin. Hiểu theo khái niệm thì “di chúc” là văn bản ghi lại những điều mà người sắp từ giã cõi đời dặn dò những người đang sống. Do vậy tự thân văn bản đã gợi nên những gì nhớ tiếc, ngậm ngùi, xót thương. Nhưng Di chúc của Bác Hồ tuyệt không gợi một sắc thái ý nghĩa nào như vậy mà luôn có xu hướng vượt thoát ra ngoài ranh giới thể loại để mang tầm vóc một văn kiện lịch sử vô giá. Đây là hiện tượng siêu thể loại mà chính tác giả cũng không gọi là “di chúc”, chỉ là “để sẵn mấy lời…”. Không ngẫu nhiên mở đầu là một niềm tin chiến thắng, đi suốt tác phẩm hai chữ “nhất định” được nhắc lại 5 lần.
Đó là văn hóa đoàn kết. Văn bản chỉ hơn một nghìn từ nhưng từ “đoàn kết” được nhấn mạnh tới 8 lần, riêng phần “nói về Đảng” nhắc lại 5 lần. Bác coi “đoàn kết” là truyền thống, cũng là nguyên nhân làm nên mọi thắng lợi của Đảng. Phần nói về phong trào cộng sản thế giới “đoàn kết” được nhắc lại hai lần nhưng hai chữ “anh em” biến thể của “đoàn kết” (anh em như chân với tay) được nhấn mạnh 4 lần. Cái gốc của đoàn kết là câu nói vàng: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đó là chân lý, nguyên lý, cũng là đạo lý.
Đó là văn hóa vì dân, phục vụ dân (hai chữ “phục vụ” được nhắc lại 7 lần). Là văn hóa cầm quyền lãnh đạo nhân dân nhưng cũng phải là “đầy tớ thật trung thành” của nhân dân!...
Đoạn cuối văn bản khép lại bằng câu chữ nhưng mở ra cả một chân trời lý tưởng, một mục đích đi tới phồn vinh, hạnh phúc cho cả dân tộc ta!
Di chúc là “cẩm nang” cho ứng xử văn hóa trong cuộc đối thoại văn hóa toàn cầu hôm nay và cả mai sau!
Tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, bởi đó là tư tưởng tiến bộ vì con người, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân loại. Kết tinh cao nhất tư tưởng đó nên Di chúc của Người mãi vĩnh hằng, trường tồn, muôn thuở!

MỪNG QUỐC KHÁNH CHÚNG TA NHỚ VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho, có nguồn gốc nông dân. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị. Tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Suốt 30 năm hoạt động ở nước ngoài nghiên cứu học tập, hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, chính quốc, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp… Từ đây Người nghiên cứu, học tập, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam Người tiếp tục có những chỉ đạo đúng đắn cho cách mạng. Năm 1941 Người về nước, chuẩn bị mọi mặt gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu từ đây Việt Nam từ một dân tộc thuộc địa trở thành quốc gia độc lập, người dân từ thân phận nô lệ trở thành người tự do, hạnh phúc. Nhưng quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của chúng ta chưa được bao lâu thì đất nước lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ 9/1945), kháng chiến chống Mỹ (7/1954). Trước tình thế cách mạng với muôn vàn khó khăn Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Trước lúc đi xa Người có di chúc để lại cho toàn đảng, toàn dân, toàn dân ta. Năm nay trong dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 cũng là thời điểm Đảng, Nhà nước, nhân dân ta long trọng kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Bác. Những thành tự to lớn sau 74 năm nước nhà được độc lập, 44 năm đất nước thống nhất và 33 năm đổi mới càng nhắc lại những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước, với cách mạng. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.


Lời dặn đầu tiên của Bác trong Di chúc


Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc là vấn đề xây dựng Đảng. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Người trong Di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
Nói về Đảng, trước hết Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Đây là sự tổng kết mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc về vị trí, vai trò của Đảng. Thực tế cho thấy, từ khi được thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.
Và cho đến thời điểm Người viết Di chúc, Đảng đã và đang lãnh đạo nhân dân tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà. Bác khẳng định yếu tố cốt lõi dẫn đến sự tổ chức, lãnh đạo thành công của Đảng, đó là: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc".
Như vậy, hai yếu tố quan trọng giúp cho Đảng có khả năng tổ chức, lãnh đạo, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cách mạng là sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và Đảng một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đảng có đoàn kết chặt chẽ thì mới thực hiện được tôn chỉ, mục đích phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Ngược lại, phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc là cơ sở để tạo ra và củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Bác cũng khẳng định: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Thật vậy, đoàn kết là một nội dung quan trọng trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố và phát triển lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn ai hết, Bác hiểu rõ đoàn kết có sức mạnh to lớn như thế nào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết luôn là tư tưởng chiến lược cách mạng lâu dài nhất quán, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là cơ sở của đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế, là sức mạnh của Đảng và là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Do đó, trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề đoàn kết đã được Bác đặt lên hàng đầu.
Sự so sánh giữa "giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" hàm chứa ẩn ý rất sâu sắc. Có giữ gìn được đoàn kết trong Đảng mới giúp cho Đảng sáng suốt trong tổ chức, lãnh đạo nhân dân, trong xác định đường lối cách mạng. Ngược lại, Đảng không giữ gìn được sự đoàn kết, khác nào mắt bị hỏng con ngươi, như người mù không thấu tỏ đường đi.
Có thể thấy, chỉ trong một đoạn ngắn mà Bác sử dụng đến 5 từ "đoàn kết", cho thấy đây là một điều kiện không thể thiếu, một điều kiện tất yếu khi Đảng muốn xây dựng, phát triển trong sạch, vững mạnh.
Không những chỉ ra vai trò to lớn của sự đoàn kết, Bác còn chỉ ra cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Bác viết: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Đây không chỉ là sự đúc kết, khái quát mang tầm lý luận sâu sắc mà còn là biểu hiện tầm cao trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Người từng nêu lên mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ và đoàn kết trong Đảng: Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Nhờ có dân chủ mà Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ có dân chủ trong Đảng nên đã khắc phục được tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần chúng.
Vì vậy, "thực hành dân chủ rộng rãi" là điều vô cùng cần thiết trong Đảng. Bên cạnh đó, phê bình và tự phê bình cũng là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển và là vũ khí sắc bén của Đảng.
Phê bình và tự phê bình không những để sửa chữa khuyết điểm trong Đảng, làm cho đảng viên tiến bộ và mạnh lên, mà còn khẳng định Đảng thật sự chân chính. Khi căn dặn về thực hiện phê bình và tự phê bình trong Đảng, Bác lưu ý phải tiến hành "thường xuyên và nghiêm chỉnh". Bởi lẽ, nếu không được tiến hành thường xuyên, lúc làm, lúc không thì sự phê bình và tự phê bình không kịp thời; mặt khác, nếu tiến hành không nghiêm chỉnh, qua loa, hình thức, "dĩ hòa vi quý" thì không có hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng.
Bác cũng không quên nhắc nhở cán bộ, đảng viên "phải có tình thương yêu lẫn nhau". Bởi trên cơ sở tình đồng chí thương yêu lẫn nhau thì mới thực hành được "dân chủ rộng rãi," mới "thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Không có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau sẽ dẫn đến dân chủ hình thức, tự phê bình và phê bình không nghiêm túc.

Cần làm rõ những ai liên quan để Đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2


Ngày 20/8, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an tiếp tục phát đi thông báo liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Trường đại học Đông Đô.
Theo Bộ Công an, ngày 20/8/2019, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 272/ANĐT-P5 truy nã bị can Trần Khắc Hùng với tội danh Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự.
Ông Hùng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô.
Liên quan đến vấn đề sai phạm xảy ra tại Trường đại học Đông Đô, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: “Cần làm rõ tất cả những trường hợp cá nhân có liên quan đến sai phạm trên. Liên quan đến đâu thì phải xử lý đến đó.
Cùng với đó, phải làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến đâu trong vụ việc này.
Đây là sai phạm lớn, tác động nhiều đến dư luận xã hội, cần điều tra, xử lý đến cùng để mang tính răn đe chung”.
Vấn đề tiếp nữa mà Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương quan tâm là sau khi xử lý sai phạm của các cá nhân là lãnh đạo, cán bộ Trường đại học Đông Đô thì cũng cần làm rõ cả những người học các văn bằng này để hợp thức hóa hồ sơ.
“Nếu các cán bộ không học nhưng vẫn được cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh để hoàn thiện hồ sơ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ thì cũng cần xem xét".
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) bày tỏ sự lo ngại với vi phạm xảy ra tại Trường đại học Đông Đô.
“Rõ ràng, ngoài trách nhiệm của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì còn liên quan đến các Vụ khác của Bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm rõ vấn đề này”, Tiến sĩ Khuyến nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 19/7/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.
Ngày 30/7/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 4 bị can.
Trong số 4 bị can bị khởi tố, có ông Dương Văn Hòa, sinh năm 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, là Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô.
Sau khi vi phạm ở Trường Đại học Đông Đô bị phát giác, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phát đi thông tin nhấn mạnh, Bộ chưa nhận được văn bản đề nghị về việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô nên Bộ chưa có văn bản cho phép trường được đào tạo văn bằng 2.
Từ năm 2016 đến năm 2018, Trường Đại học Đông Đô có thực hiện báo cáo thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Tuy nhiên, trong Báo cáo kết quả tuyển sinh các năm từ 2016 đến 2018 gửi về Vụ Giáo dục và Đại học của trường không có thông tin về việc đào tạo văn bằng 2.
Do Trường Đại học Đông Đô không gửi hồ sơ xin phép đào tạo văn bằng 2, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không yêu cầu trường báo cáo (theo quy định tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT).
Triển khai kế hoạch thanh tra 2018, Bộ đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức thanh tra công tác tuyển sinh năm 2018 của Trường Đại học Đông Đô (Quyết định 80/QĐ-TTr ngày 19/9/2018). Tuy nhiên, Trường Đại học Đông Đô đã có văn bản đề nghị hoãn thanh tra, lý do trường đưa ra là thời điểm đó trường chuyển trụ sở, toàn bộ hồ sơ giấy tờ đều đã đóng gói niêm phong. Rõ ràng có rất nhiều điều cần làm sáng tỏ về sai phạm về đào tạo văn bằng 2 ở Trường Đại học Đông Đô.

Chỉnh đốn công tác cán bộ của Đảng theo Di chúc Bác Hồ


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.” Bác chỉ rõ: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.”
Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu với người cán bộ là vừa phải có đức vừa phải có tài, trong đó, đức là gốc.
Trong Di chúc, Người chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.”
Thực hiện Di chúc của Người đảng ta đã quyết liệt trong chỉnh đốn đảng, chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ hơn trong công tác cán bộ. Đã giáo dục, bồi dưỡng được rất nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đồng thời cũng sàng lọc nhiều cán bộ, đảng viên (đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược) thiếu gương mẫu, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, có hơn 70 đảng viên cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật.
 “Điều đó để thấy quyết tâm chính trị to lớn của toàn Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự vững mạnh, uy tín của Đảng và nguyện vọng của nhân dân.
Dù mất mát nhiều cán bộ nhưng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực là việc bắt buộc phải thực hiện để làm trong sạch Đảng,
Từ đầu năm 2019 tới nay, nhiều vụ án được mở rộng điều tra, chứng minh làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng; khởi tố thêm nhiều bị can, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý.
Cụ thể, các cơ quan chức năng đã kết thúc xác minh, giải quyết 24 vụ việc, mở rộng điều tra, khởi tố mới 5 vụ án, phục hồi điều tra 4 vụ án, khởi tố thêm 26 bị can; kết thúc điều tra 3 vụ/19 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ/27 bị can, xét xử sơ thẩm 9 vụ/21 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ/149 bị cáo.
Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2019, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên vi phạm, trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018).
Đáng chú ý, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở nhiều bộ, ngành và địa phương, quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với một tổ chức đảng (ngày 16/7/2019, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2011-2016 bằng hình thức cảnh cáo) và 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (cả đương chức và đã nghỉ hưu).
Trong số 13 đảng viên nói trên, có một đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (ông Vũ Văn Ninh); hai đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương (Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình - nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân).
“Có thể nói, chưa có thời gian nào, nhiều cán bộ (cả đương chức và nguyên chức) bị xử lý kỷ luật như thời gian vừa qua.
Đây là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,