Social Icons

Pages

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

PVL
Đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Trong nhiều năm qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã tích cực, chủ động trong “cuộc chiến” này, đặc biệt là đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Cùng với toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đã rất tích cực đấu tranh và đấu tranh có hiệu quả chống lại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” và phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị mà thường xuyên, trực tiếp là Cục Tuyên huấn, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các đơn vị và từng cán bộ, đảng viên trong toàn quân, do vậy, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ quân đội về bản chất, âm mưu, thủ đoạn, lực lượng và phương thức chống phá cách mạng nước ta và ý thức trách nhiệm trong phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động chống phá của địch, tinh thần chủ động đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ quân đội được nâng lên; nội dung, hình thức, phương thức đấu tranh đa dạng, có hệ thống, chặt chẽ và có hiệu quả; lực lượng tham gia trực tiếp đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trong quân đội rất đa dạng, đông đảo, có năng lực, kinh nghiệm và ut tín trong thực hiện nhiệm vụ này.
Nhờ quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm, định hướng chỉ đạo của trên, công tác đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trong quân đội đã thu được nhiều kết quả tích cực, được các cơ quan chuyên môn của Đảng, Nhà nước và đông đảo quần chúng nhân dân ghi nhận và tin tưởng. Tuy nhiên, từ thực tế phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới thời gian gần đây, nhất là sự tăng cường chống phá của các thế lực thù địch nhân các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước, trong đó có việc tổ chức chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; đồng thời, rút kinh nghiệm từ kết quả, kinh nghiệm thực tế 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 34 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa”, theo chúng tôi để nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trong quân đội trong thời gian tới cần thực hiện tốt mấy vấn đề sau:
1. Cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời
Để đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” có hiệu quả, vấn đề rất quan trọng là phải có thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nội dung thông tin phải đa dạng, đa cấp độ, tùy theo đối tượng để cung cấp, phổ biến. Có cả thông tin phổ thông và thông tin có giới hạn, thông tin có độ mật; thông tin về ta và cả các thông tin về địch làm cơ sở cho các cấp, các ngành định hướng, chỉ đạo đấu tranh có hiệu quả, đúng định hướng, có trọng điểm. Muốn vậy, trong thời gian tới phải thống nhất cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền kịp thời, có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chỉ đạo, quản lý từ Trung ương tới địa phương (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông…), các cơ quan báo chí cả trong và ngoài quân đội để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.
Riêng đối với các thông tin về địch phải rõ đối tượng, rõ địa điểm hoạt động, phương thức đấu tranh, lực lượng, tính chất, mức độ nguy hại, dự kiến các âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch; phân loại đối tượng chống phá để có đối sách đấu tranh phủ hợp với từng loại đối tượng, từng thời điểm cụ thể, tránh chung chung dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, không hiệu quả.
2. Về lực lượng
Cần xây dựng lực lượng đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” rộng rãi, đa dạng về độ tuổi, thành phần, dân tộc, tôn giáo, địa điểm cư trú. Thực hiện toàn dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, trong đó lực lượng nòng cốt và chủ công cần phải được quan tâm đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, có lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, được lựa chọn kỹ, bồi dưỡng thường xuyên và có cơ chế đãi ngộ phù hợp. Quan tâm xây dựng lực lượng nòng cốt trong các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí, viện, trung tâm nghiên cứu, học viện, nhà trường; trong đó, quân đội, công an đóng vai trò xung kích đi đấu và tiên phong trong lực lượng nòng cốt.
Những người trong lực lượng nòng cốt phải gồm các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, trình độ lý luận chính trị cao, kiến thức rộng, có kiến thức và trình độ cơ bản về công nghệ thông tin, kỹ năng tìm kiếm tư liệu, khai thác và cập nhật thông tin, có khả năng viết tin, bài để tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, gương người tốt việc tốt và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
3. Về phương tiện
Trong thời gian tới phải thực hiện phương châm sử dụng đa dạng, đa chiều, đa cấp độ các phương tiện đấu tranh khác nhau cả thô sơ, truyền thống và hiện đại. Đấu tranh thông qua việc viết tin, bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các nhà xuất bản), đấu tranh trên Internet (báo mạng điện tử, các trang thông tin điện tử tổng hợp, website), các trang mạng xã hội (Blog, Twitter, Yahoo, Zalo…).
Sử dụng kết hợp nhiều phương tiện đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” phù hợp với tình hình thực tiễn từng khu vực, từng lĩnh vực và từng đối tượng. Ở thành thị và vùng đồng bằng nơi điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, trình độ dân chí cao coi trọng sử dụng các phương tiện hiện đại, có tính tương tác, tính thời sự cao như báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, các trang mạng xã hội để làm phương tiện tuyên truyền và đấu tranh chủ yếu. Ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo coi trong các phương tiện truyền thống như báo giấy, tuyên truyền miệng, phát thanh, pa nô, khẩu hiệu, các hình thức tuyên truyền được “sân khấu hóa” trực quan và dễ hiểu.
4. Phương pháp đấu tranh
Bấy lâu nay chúng ta mới chủ yếu quan tâm tuyên truyền, đấu tranh gián tiếp, hình thức chủ yếu là tuyên truyền, cổ động trực quan, tuyên truyền miệng nên sức lan tỏa chưa lớn, hiệu quả chưa cao, thiếu nhạy bén, thiếu kịp thời nên tạo dư luận hoài nghi, thiếu tin tưởng trong xã hội. Trong thời gian tới cần các lực lượng, các cấp, các ngành phải chủ động, linh hoạt hơn trong công tác tuyên truyền, chủ động “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực để đẩy lùi cái tiêu cực”; kiêm quyết không để xảy ra tình trạng né tránh, thụ động khi có sự việc phức tạp xảy ra mới tổ chức tuyên truyền, đấu tranh.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ này phải kết hợp nhiều phương pháp, đấu tranh cả dán tiếp và trực tiếp, song cần đặc biệt quan tâm coi trọng đấu tranh trực diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, hòng làm phai nhạt bản chất giai cấp, lý tưởng cách mạng, mục tiêu chiến đấu của quân đội, hoặc kích động gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ nhân dân với Đảng, chia rẽ quân đội với công an và Đảng, Nhà nước. Quá trình đấu tranh, tuyên truyền phải có kế hoạch bài bản, cụ thể, liên tục, không làm theo mùa vụ, ngẫu hứng; kết hợp đấu tranh thường xuyên, định kỳ với đấu tranh cao điểm, nhất là vào thời điểm tổ chức các sự kiện lớn của đất nước và Quân đội như: đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, kỷ niệm các sự kiện lịch sử lớn...
5. Về cơ chế và chính sách
Hiện nay, nước ta chưa có cơ chế, chính sách cơ bản để động viên, khích lệ và giao trách nhiệm cho các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Trong khi đó, các thế lực thù địch chống đối cách mạng nước ta thường xuyên được “hà hơi, tiếp sức” từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn và cá nhân không thiện chí với nước ta cả về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tinh thần nên chống phá cách mạng nước ta rất thâm độc và quyết liệt. Một số cá nhân ở trong nước bị các phần tử cơ hội, bất mãn lôi kéo, dụ dỗ, đặc biệt là dùng tiền mua chuộc nên rất “hăng hái” viết tin, bài, rải truyền đơn, tán phát tài liệu phản động, sai trái, xấu độc hoặc trả lời các đài, báo nước ngoài nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta… Một số tổ chức, cá nhân phản động cả trong và ngoài nước còn dùng các mối quan hệ, các kênh ngoại giao, tiếp xúc, vận động hành lang để đề nghị các chính phủ, các tổ chức quốc tế thường xuyên gây áp lực với Nhà nước ta, nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những thủ đoạn trên của chúng đã và đang gây ra những tác hại rất lớn với cách mạng, với sự nghiệp xây dựng quân đội, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, giảm sút niềm tin của bạn bè quốc tế, của các nhà đầu tư vào nước ta.
Để chủ động động viên, khích lệ các lực lượng đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trong thời gian tới Đảng, Nhà nước, Quân đội cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến khích và bảo vệ những người mạnh dạn, tích cực tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và chống “phi chính trị hóa” quân đội.
Cụ thể cần có cơ chế thù lao nhuận bút đặc thù chi trả cho các tác giả có công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, chuyên đề khoa học, các tin, bài đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” có chất lượng tốt, có sức ảnh hưởng trong xã hội. Đặc biệt là hỗ trợ kinh phí cho các báo, đài, trung tâm thông tin, truyền thông của nhà nước và tư nhân xây dựng các chương trình, chuyên mục quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gương người tốt, việc tốt trong xã hội để tạo sức lan tỏa, tạo niềm tin trong quần chúng và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo “sức đề kháng” từ bên trong cho các lực lượng, các tầng lớp nhân dân để chủ động phòng chống tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ sự chống phá của địch. Thường xuyên quan tâm phát hiện, sử dụng, tuyên truyền về các tác phẩm báo chí, công trình nghiên cứu, các tin, bài đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” từ các phương tiện truyền thông xã hội, các trang mạng xã hội để lựa chọn tuyên truyền chính thống trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chi trả thù lao nhuận bút và động viên, khen thưởng các tác giả có tin, bài ở lĩnh vực này (lâu nay chúng ta mới quan tâm chi trả thù lao và có chính sách với các tác giả có tin, bài được đăng trên các báo, đài của nhà nước nên số lượng còn khiêm tốn, hình thức chưa phong phú, cơ cấu cộng tác viên chưa đa dạng…)./.


1 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.

    Trả lờiXóa