Gần đây, trung tâm Minh Triết do Nguyễn Khắc Mai (một người cũng có những bài viết phá hoại tư tưởng không kém gì cô giáo Trần Thị Lam) đã tuyên bố trao giải thưởng Minh Triết cho Trần Thị Lam vì đã sáng tác bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh". Xin được chia sẻ với các độc giả "bốn nỗi buồn khi đọc bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh" để giúp các độc giả thấy được động cơ đen tối của Nguyễn Khắc Mai và đồng bọn cũng như sự thật về "giair thưởng Minh Triết..
Lý do thứ nhất, về mặt kỹ thuật, bây giờ, nhắc tới lịch sử dân tộc Việt Nam, không ai nói 4000 năm như trước đây nữa mà chỉ dùng từ hàng nghìn năm, như thế chính xác hơn, bởi hiện tại đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng lịch sử Việt Nam có trước cả lịch sử Trung Quốc cổ đại, tức là khoảng trên 5000 ngàn năm rồi.
Lý do thứ hai,trong bài thơ của cô giáo Lam, những điều mà tác giả phản ánh đều phiến diện với không gian chật hẹp, thời gian thì ngắn ngủi, không có sự so sánh, liên hệ với các quốc gia ở trong khu vực và trên thế giới để biết ta đang ở đâu, chặng đường nào của sự phát triển, có như vậy mới bảo đảm được tính khách quan, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chẳng hạn khi điểm qua về lịch sử dân tộc Việt Nam gần đây, có thể thấy, đất nước ta thực sự được bình yên kể từ tháng 12 năm 1991 (Thời điểm Nhà nước ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc) và thoát khỏi bị bao vây cấm vận kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ (tháng 7/1995). Đây cũng là thời kỳ Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nguồn viện trợ từ các nước XHCN không còn nữa, đứng trước muôn vàn khó khăn như thế mà chúng ta vẫn đứng vững và phát triển, thì có thể coi đó là một kỳ tích. Kỳ tích đó chính là khí phách quả cảm của dân tộc Việt Nam mà trên thế giới ít có dân tộc nào sánh được. Cũng bởi ý chí “ Không có gì quí hơn độc lập tự do” mà đất nước ta nay mới liền một dải, không phải chịu cảnh nồi da nấu thịt, phân chia Nam- Bắc thật đau lòng như một số quốc gia ở Đông Bắc Á, chỉ cách ta vài giờ bay thôi. Liệu công đó có phải do Đảng ta lãnh đạo tài tình, quân, dân ta đồng lòng chung sức cùng thực hiện mới có được và không phải là chuyện “ bú mớm” nào cả. Lại nữa, trong lúc cô giáo Lam cùng hàng ngàn, hàng vạn người đang yên ổn đứng trên bục giảng, đang ngày đêm chăm lo ruộng vườn của mình thì hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cùng nhân dân chịu đựng bao khó khăn gian khổ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, sự hy sinh đó để cho ai, nếu không phải vì đất nước này, vì hạnh phúc của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Nói đến đây, tôi trộm nghĩ giá như những vần thơ chắt từ gan ruột kia của cô giáo Lam dành cho các anh bộ đội nơi biển khơi, những ngư dân của ta đi đánh bắt cá xa bờ vừa bị tàu lạ đâm chìm hất 34 người rơi xuống biển, rồi những chiến sĩ công an ngày đêm đối mặt với bọn tội phạm, chống lại cái ác, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân thì hay biết mấy. Đằng này, cô đã vội vã oán thán đất nước, đổ lỗi những vấn đề của thảm họa môi trường là do chủ quan của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta gây nên, như thế có thật bất công không. Một điều nữa tôi cũng hết sức bất bình và nghi ngờ rằng, bài thơ của cô giáo Lam vừa ra đời, thì đã có rất nhiều người ở hải ngoại lên tiếng ca tụng, cổ vũ tán đồng, thậm chí là mượn cớ đó để xúi giục biểu tình chống đối chính quyền, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Điển hình là bài “ Tôi vẫn cùng em một giấc mơ” của Trần Đình Thắng ở Vỉginia (Hoa kỳ). Trong bài thơ này, ông Thắng không ngại giấu giếm ý định hô hào mọi người trong nước đấu tranh chống lại chế độ. Đến đây, tôi cũng lại tự hỏi giữa ông Thắng với cô giáo Lam đã có mối liên hệ thân mật nào từ trước không, hay chỉ khi bài thơ của cô Lam ra đời thì ông Thắng mới biết và phản hồi.
Lý do thứ ba khiến tôi buồn là tác giả bài thơ là một nhà giáo, dạy học ở một trường chuyên của tỉnh, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều người con ưu tú của dân tộc như các đồng chí : Trần Phú, Hà Huy Tập từng giữ chức Tổng bí thư của Đảng khi còn rất trẻ và đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sau này Hà Tĩnh cũng là nơi có truyền thống “ xe chưa qua, nhà không tiếc” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vậy mà truyền thống đó lại không thấm một chút nào vào cô giáo Lam hay sao, để rồi cô nhìn đời, nhìn xã hội bằng cái nhìn “ ngộ, lạ, buồn, thương” đến thế.
Lý do cuối cùng khiến tôi buồn là trường chuyên của tỉnh nơi cô giáo Lam công tác cũng là nơi ươm trồng những tài năng của đất nước, vậy thì liệu những suy nghĩ tiêu cực, sai trái của cô giáo Lam, ai dám bảo đảm lại không ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm và những tâm hồn trong trắng của các em học sinh. Điều này, thiết nghĩ các cấp chính quyền mà trước hết là các cơ quan quản lý ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh nên có giải pháp phù hợp để khỏi ảnh hưởng đến thành tích chất lượng học tập của các em học sinh.
Đất nước mình ngộ quá vì những người như cô giáo Lam này đấy
Trả lờiXóa