Social Icons

Pages

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

PHẢI CHĂNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM LÀ “ DỞ HƠI”

  
 Gần đây, một số phương tiện truyền thông của người Việt ở hải ngoại có trụ sở ở nước ngoài rất chú ý phỏng vấn một số người ở trong nước về việc có nên duy trì giàng dạy các môn lý luận Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hay không. Thoạt nghe cả người hỏi và người trả lời tỏ  vẻ khách quan, nhưng nghe kỹ thì thấy hầu hết các cuộc phỏng vấn đó đều có dụng ý xấu, sặc mùi thù địch và chống cộng của các thế lực phản động. Chẳng hạn, Đài STBN có trụ sở tại Mỹ hôm 16/9/2016 phỏng vấn ông Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Sài gòn cũ thì được ông này trả lời rằng không nên đưa các nội dung lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, nhất là các trường đào tạo kỹ thuật và loại bỏ luôn ngay cả trong các trường thuộc khối Khoa học xã hội và nhân văn. Ông Hoàng giải thích thêm rằng các nội dung môn học này nó không thiết thực thậm chí thiếu chính xác, ông lớn tiếng phê phán; “Luật giáo dục của Việt Nam là dở hơi, bởi qui định đào tạo những con người trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Đến đây, chắc mọi người có thể hiểu cựu giảng viên Đại học Bách khoa Sài gòn cũ là người như thế nào rồi. Cùng suy nghĩ như ông Hoàng, Đài STBN trắng trợn kết tội: “ Sở dĩ các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam đưa nội dung giảng dạy các môn lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong chương trình giảng dạy của mình là nhằm duy trì chế độ “ Đảng trị “ ở Việt Nam. Cũng theo lời dẫn của đài này (chỉ có lời của biên tập viên, không có lời của nhân vật được phỏng vấn), hôm 16/5/2016, nhân sự kiện Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận giấy phép thành lập trường do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký, đã phỏng vấn bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng Nhà trường, bà Thủy thẳng thừng từ chối việc dạy các môn lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường. Điều này, đến hôm nay 16/9, được ông Phạm Minh Hoàng cho biết là ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Fulbright. Ông Hoàng còn bình luận thêm “ Đây có thể là tư tưởng đổi mới của người lãnh đạo thành phố hoặc là những bất đồng trong nội bộ Đảng”. Đài STBN và Đài Á châu tự do còn phỏng vấn một số sinh viên trong các trường đại học của Việt Nam, những sinh viên này, chủ yếu là những người còn rất trẻ sinh từ năm 1994 trở lại đây, không biết tí gì về chiến tranh, thiếu nhạy cảm về chính trị, nói theo cảm tính của mình, thậm chí có người học những môn lý luận chính trị thường xuyên bị điểm kém nên ngại học, do đó muốn bỏ những môn này để không phải học. Ngược lại với những nhận định và đánh giá của các đài trên, qua khảo sát của các chuyên gia tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam, thì có trên 90% sinh viên là thích học các môn lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là môn tư tưởng Hồ Chí Minh thì tỉ lệ sinh viên thích học là 93,6%. Khi được hỏi vì sao các sinh viên thích học những môn lý luận chính trị, tuyệt đại đa số sinh viên đều trả lời, học những môn này rất cần thiết bởi nó trang bị cho người học phương pháp xem xét các qui luật vận động của thế giới một cách khoa học, biện chứng, giúp cho mỗi người hiểu rõ nguồn gốc giai cấp và đấu tranh cấp, chiến tranh và quân đội, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay và tư tưởng Hồ Chí Minh…, từ đó đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết các vấn đề quốc tế, trong nước một cách thận trọng, đúng đắn. Do đó, việc duy trì giảng dạy các môn lý luận chính trị Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam là mãi cần thiết không thể bỏ được. Song để hấp dẫn người học, giảm bớt khô khan như vốn có của nó các nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, tích cực ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào trong quá trình giảng dạy để sinh viên, học viên năm bắt được nhiều thông tin, có cơ sở để kiểm chứng những điều đã lĩnh hội, từ đó xây dựng niềm tin, lòng yêu mến đối với chế độ chúng ta đang phấn đấu xây dựng. Được như vậy chính là giảng dạy các môn lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đạt hiệu quả và mang ý nghĩa thiết thực chứ không “ dở hơi” như một số người thiếu hiểu biết, cơ hội về chính trị, phản động cùng các thế lực thù địch bên ngoài vẫn rêu rao.

                                                                      Van Ky-   Thu Duyên 

1 nhận xét:

  1. Các đối tượng phản động thường tán phát các bài viết xuyên tạc, phủ nhận Học thuyết Mác-Lênin, nói xấu Đảng, kích động người dân đấu tranh xóa bỏ Đảng CSVN. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa