Social Icons

Pages

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CNXH LÀ Ý CHÍ, NGUYỆN VỌNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ QUY LUẬT THỜI ĐẠI

           Cho đến nay, về cơ bản loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế, xã hội (Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và Chủ nghĩa xã hội). Sự hình thành, xác lập và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội thường phải mất hàng trăm năm cho tới hàng ngàn năm.


          Trong 5 hình thái ấy, trừ xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có giai cấp và nhà nước, khi nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn 4 hình thái kinh tế xã hội còn lại, thì Chủ nghĩa xã hội chính là mơ ước, là khát vọng là tương lai tốt đẹp của nhân loại.
      Chế độ Chiếm hữu nô lệ đã thể hiện sự dã man đến tột độ trong cách hành xử giữa con người với con người, một xã hội mà thân phận nô lệ chỉ là những công cụ biết nói. Xã hội phong kiến phương Tây với đêm trường trung cổ hàng ngàn năm, cùng với chế độ phong kiến chuyên chế hà khắc với thời gian còn nhiều hơn thế ở phương Đông đã kìm hãm sự phát triển của lịch sử, để rồi thay thế nó là chế độ Tư bản chủ nghĩa mà sự giàu có của người này dựa trên sự đau khổ của người khác. Văn minh công nghiệp xuất hiện là một sự tiến bộ vượt bậc so với kinh tế thời phong kiến, tuy nhiên lòng tham vô đáy của các ông chủ tư bản, của các nhà tài phiệt cùng với tư tưởng quốc gia, dân tộc cực đoan dẫn tới hệ quả Chủ nghĩa đế quốc, thực dân ra đời, chúng mang pháo hạm và lưỡi lê reo rắc chết chóc khắp thế giới, từ Á, Phi, Mỹ la tinh thời cận – hiện đại, điển hình là 2 cuộc đại chiến, thế giới lại chứng kiến thế lực bạo tàn lên ngôi.
      Chỉ đến khi CNXH ra đời thì triệu triệu trái tim người lao động trên khắp trái đất này lại thắp lên hy vọng về một lương lai tươi sáng. Từ Công xã Pa ri 1871 đến Cách mạng tháng mười Nga đã biến Chủ nghĩa xã hội trên hành tinh này thành hiện thực, một xã hội ưu việt nhất trong các xã hội đã có của loài người. Lần đầu tiên có một xã hội không còn cảnh người bóc lột người, lần đầu tiên nhân dân lao động thực sự trở thành người chủ của xã hội.
       Giá trị lớn lao và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác không phải ở chỗ nó cung cấp những lời giải đáp cho mọi vấn đề của thực tiễn thế giới mà ở chỗ nó chỉ ra quy luật vận động khách quan của xã hội, chỉ ra những nhiệm vụ lịch sử cần giải quyết để từng bước giải phóng các giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người và xã hội loài người khỏi mọi sự tha hóa, xây dựng một xã hội "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
       Lý tưởng về CNXH và hiện thực của Cách mạng tháng mười Nga đã soi đường, chỉ lối cho bao dân tộc sống trong cảnh lầm than dưới ách cai trị, bóc lột của thực dân, đế quốc đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, CNXH đã trở thành một hệ thống suốt từ Á, Âu, Phi, cho đến Mỹ - La tinh, là thành trì của hòa bình và tiến bộ thế giới đặc biệt trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX.
       Vào 2 thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, với sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Ðông Âu, kéo theo thoái trào tạm thời của phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới, những chính trị gia và học giả của CNTB đã hí hửng tuyên bố “sự cáo chung của CNXH”. Họ “tiên đoán”, sự cáo chung này sẽ diễn ra vào… cuối thế kỷ XX.
       Nhưng thực tiễn cho thấy, không có bất cứ sự cáo chung nào, mà ngược lại CNXH vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển ở nhiều nước, chiếm gần một phần ba dân số thế giới. Các nước lựa chọn con đường xây dựng CNXH trong đó có Việt Nam bằng đường lối đổi mới, hội nhập, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện thực tiễn để không ngừng củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó giữ ổn định kiến trúc thượng tầng.
         Gần hai thập niên đầu của thế kỷ XXI đã cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi từng bước của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của CNXH Mỹ - La tinh với thắng lợi của lực lượng cánh tả ở nhiều quốc gia. Thực tiễn cũng cho thấy những khuyết tật cố hữu của chủ nghĩa tư bản mà tiêu biểu nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 1998, 2007 đến nay hậu quả của nó còn rất nặng nề.
       Thực tiễn cách mạng Việt Nam là một biểu hiện sinh động, đầy sức thuyết phục về sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nắm vững phương pháp luận Mác - xít, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta không ngừng làm giàu trí tuệ, góp phần bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét về điều này là sự phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về những đặc trưng cơ bản của CNXH trong điều kiện thực tiễn ở nước ta.
        Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã chứng minh thuyết phục rằng chủ nghĩa Mác - Lê nin vẫn còn nguyên giá trị và tràn trề sức sống, để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, toàn dân tộc ta đã và đang tin tưởng, vững bước trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, nguyện vọng của dân tộc cũng chính là xu thế thời đại. 
            NHN

1 nhận xét:

  1. Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Trả lờiXóa