Social Icons

Pages

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

PHẠM MINH HOÀNG CÓ CÒN XỨNG ĐÁNG NHẬN QUỐC TỊCH VIỆT NAM


Phạm Minh Hoàng
khi còn là giảng viên
Phạm Minh Hoàng, sinh năm 1955 tại Bà Rịa Vũng Tàu, là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì thế, vào năm 1973 ông Hoàng đã sang Pháp du học ngành Cơ học ứng dụng. Kể từ đó ông ta sinh sống, làm việc ở Pháp, rồi trở thành thạc sĩ, giáo sư.

Thực hiện chính sách trọng dụng hiền tài, năm 2000 ông ta được cho nhập quốc tịch Việt Nam (trước đó ông Hoàng có quốc tịch Pháp nơi ông du học, làm việc); và bố trí làm giảng viên hợp đồng dạy môn Toán học ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Những tưởng, sau gần 30 năm lưu lạc nơi đất khách quê người ông Hoàng sẽ có những suy nghĩ và việc làm có ích cho đất nước như bao Việt kiều yêu nước khác. Ngược lại, việc giảng dạy của ông ta tại Trường Đại học Bách khoa chỉ là cái cớ để phục vụ mục đích chống phá nhà nước Việt Nam. Với vai trò là một thành viên cốt cán của tổ chức Việt Tân, ông Hoàng ngấm ngầm thành lập những nhóm sinh viên, thanh niên, hoạt động dưới hình thức đào tạo "kỹ năng mềm",  trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ nhưng thực chất là hướng dẫn cho họ các phương pháp đấu tranh "bất tuân dân sự"; và dự định sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ, rồi trong số những người ấy, sẽ chọn những "người ưu tú" nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức; sau đó quay trở về, làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn để Việt Tân nương theo, cướp chính quyền.
Song song với những hoạt động này, Phạm Minh Hoàng còn lần lượt viết 29 bài viết xuyên tạc, kích động người dân chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới cái tên Phạm Kiến Quốc, gửi cho Việt Tân tung lên mạng internet.
Với những hành động đó của ông ta, Cơ quan An Ninh thành phố Hồ Chí Minh bắt giam để điều tra ngày 13/8/2010 với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 - BLHS. Ngày 10/8/2011, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ông ta ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 3 năm tù giam. Sau đó ông Hoàng kháng án và được Tòa án phúc thẩm vào ngày 29/11/2011 chấp nhận giảm án xuống còn 17 tháng tù.
Ra tù ngày 13/01/2012, cứ ngỡ ông Hoàng sẽ hoàn lương thực sự, bởi việc được giảm án, ra tù sớm là một đặc ân của cơ quan thực thi pháp luật đối với "trí thức" như ông! Nhưng ngựa quen đường cũ, sau khi ra tù, ông ta tiếp tục đăng tải các bài viết xuyên tạc, chống đối nhà nước Việt Nam trên FB cá nhân. Với những hành động đó, ông Hoàng xứng đáng bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch sau 17 năm lãnh nhận.
Điều đó một lần nữa khẳng định rằng: Việt Nam luôn sẵn sàng khép lại quá khứ, mở rộng vòng tay, rải thảm đỏ trân trọng chào đón, trọng dụng những người có tài nhưng không phải là loại người thiếu đức như Phạm Minh Hoàng.

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa