Tôn giáo, tín ngưỡng Việt
Nam xưa nay chưa từng xung đột, hiềm khích lẫn nhau. Các tôn giáo, tín ngưỡng
Việt Nam đan xen, hòa hợp đến ngỡ ngàng trong đời sống tinh thần dân tộc. Từng
tấc đất, từng thước biển đã hòa quyện cùng những giọt máu, nước mắt của cộng
đồng các dân tộc, tôn giáo trên đất nước này.
Minh chứng cho sự hòa hợp
đó, trước đây là hiện tượng “tam giáo đồng quy” của Nho, Phật, Đạo. Các thế hệ
sau này ai cũng biết đến Cao Đài, Hòa Hảo là sự hòa quyện tôn giáo bên ngoài
vào với tín ngưỡng bản địa đặc sắc. Chẳng thế mà trên thánh thất của Cao Đài Đạo
là tổng thể của các vị Khổng Tử, Thích Ca Mầu Ni, Lão Tử, Quán Thế Âm Bồ Tát,
Jesu,…Chắc hẳn các vị đều cảm thấy vui vẻ vì được người Việt tôn kính và đưa
các ngài xích lại gần nhau.
Một minh chứng khác là sự
kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính sách đàn áp của ngụy
quyền Sài Gòn. Có thể thấy, dù là một hòa thượng được sư tăng tôn kính, đức cao
vọng trọng nhưng có bao giờ quên Tổ quốc. Uy tín càng cao, đức vọng càng lớn,
ông thấy cần phải đứng ra để hiệu triệu đồng bào, tiếp thêm sức mạnh cho phong
trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam lật đổ chính quyền tay sai, thống nhất đất
nước.
Những sự kiện đáng buồn ở
giáo phận Vinh, gần đây nhất là giáo xứ Kẻ Gai do LM Nguyễn Đức Nhân xúi dục vi
phạm pháp luật, kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội,
gây chia rẽ lương giáo đang đi ngược lại với truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng
của dân tộc. Bản chất không có thù hận lương giáo nhưng vì động cơ chính trị,
quyền lợi kinh tế của một số linh mục mà đẩy bà con vào con đường phi pháp, đi ngược với
lời răn của Chúa.
Kính mong bà con thức
tỉnh, nhìn nhận thấu đáo, sống tốt đời đẹp đạo, vì dưới lớp áo choàng chấm gót
kia là những linh hồn lạc lối!./.
BT./.
Thực chất không có chuyện thù hận lương, giáo nhưng; vì động cơ chính trị, quyền lợi kinh tế của một số linh mục mà đẩy bà con vào con đường phi pháp, đi ngược với lời răn của Chúa; vì vậy các giáo dân hãy tỉnh táo
Trả lờiXóa