Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được duy trì và ngày
một phát triển. Nếu như giai đoạn 2001-2005 cả nước có khoảng 2.553.000 lượt
cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì giai đoạn
2006-2010 có khoảng 3.950.000 lượt và trong 4 năm (2011-2014) cả nước đã có hơn
3.770.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng, tăng từ 15 đến 20%. Cùng với sự tăng về số lượt người tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được
chú trọng. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng hơn, nhờ thế chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng dần được cải thiện, góp phần nâng chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ,
công vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, cải cách hành chính,
chế độ công vụ, công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức đang đứng trước những thách thức và yêu cầu mới.
Hội nghị Trung ương chín (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán
bộ từ nay đến năm 2020 đã xác định: “Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ
cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc…”. Để đạt
được mục tiêu đề ra, Hội nghị yêu cầu: “Nghiên cứu xây dựng Chương trình quốc
gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế” với nhiệm vụ “Tạo
chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch,
tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho
cán bộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực
hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới”.
Để thực hiện
nhiệm vụ trên, Nghị quyết chỉ rõ là phải: “Đổi mới phương thức và nội dung các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế hướng vào các
vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành
chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính
đảm bảo tính thống nhất trong hành động của cơ quan hành chính, nhất là trong
giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp… Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi
dưỡng trước khi bổ nhiệm”.
Trong bối cảnh
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra như vậy, việc nghiên cứu Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh
về huấn luyện cán bộ để vận dụng vào thực tiễn nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo, bồi dưỡng là rất cần thiết. Tư tưởng của Người về huấn luyện cán bộ
được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói chuyện như “Đường
kách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Thư gửi thanh niên An Nam”… Tìm hiểu tư
tưởng của Người và căn cứ vào thực tiễn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức hiện nay, chúng tôi thấy một số vấn đề sau đây cần được
tiếp tục nghiên cứu đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Xác định chức năng, nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng
Hiện nay hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đang thực hiện: Đào tạo
ngắn hạn và dài hạn với trình độ đại học, sau đại học, thậm chí cả trung cấp,
cao đẳng. Bồi dưỡng với các chế độ khác nhau, như bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch, chức danh; theo chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo nhu cầu vị trí việc làm.
Hồ Chí Minh khi
nói và viết về đào tạo, bồi dưỡng, Người dùng khái niệm “huấn luyện”, “huấn
luyện cán bộ”. Theo Người, công tác “huấn luyện” cán bộ là để làm việc được
tốt. Người viết: Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy. Vô luận ở
quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức, tuyên truyền, công an .v.v, cán
bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy. Như vậy mục tiêu của
“huấn luyện cán bộ” trong tư tưởng của Người là “thạo việc”.
Từ điển tiếng
Việt giải nghĩa: “Thạo” là “thành thục, hiểu biết rất rành rõ, sử dụng một cách
bình thường, không có gì khó khăn”. Như vậy “thạo” không có nghĩa là cung cấp
tri thức mà là năng lực thao tác, năng lực làm việc. “Thạo việc” đối với Hồ Chí
Minh là nắm vững lý luận và phải làm được việc.
Người cho rằng,
nếu chỉ đem lý luận khô khan nhét vào cho đầy óc người học, bày cho họ viết
những chương trình rất kêu; nhưng đối với việc thực tế, tổ chức, kinh nghiệm
chỉ nói qua loa là lý luận suông, vô ích. Trong khi đó, lúc học lý luận mà
nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế để người học có thể làm được
việc là lý luận thiết thực, có ích. Từ đó Người đề ra yêu cầu: lý luận và thực
tế phải đi cùng nhau. Như vậy, chúng ta thấy tư tưởng của Người về công tác
huấn luyện cán bộ là: Học để làm việc, học phải đi đôi với hành. Người viết: Lý
luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý
luận ấy cũng vô ích.
Luật Cán bộ,
công chức năm 2010 quy định: “Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải
căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn
nghiệp vụ từng ngạch”. Đành rằng, về mặt lô-gic thì tiêu chuẩn ngạch được xác
định xuất phát từ yêu cầu chuyên môn. Nhưng trên thực tế, ngạch là khái niệm
rất rộng. Một ngạch công chức có thể có hàng ngàn, mấy chục ngàn công chức.
Những công chức đó đang thực hiện những công việc khác nhau, có thể rất ít liên
quan đến nhau. Ví dụ, công chức ngạch chuyên viên tài chính, ngạch tổ chức nhà
nước… nhưng họ phải học cùng một chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên và các chương trình khác. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn
chế chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và
đã dẫn đến hiện tượng: người học không được học cái mà họ cần; học xong chưa
làm được việc. Bên cạnh đó, việc quy định “đào tạo theo tiêu chuẩn” còn buộc cơ
quan quản lý nhân sự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức.
Chúng ta đang
thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức. Một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của cải cách là xây dựng hệ thống vị trí việc làm. Tư duy về vị trí việc
làm dưới góc độ hoạt động bồi dưỡng trước hết phải thực hiện theo tư tưởng của
Người. Đó là: làm việc gì thì học để làm việc đấy cho tốt. Để làm được việc này
cần từng bước giảm dần “gánh nặng” đào tạo cho các cơ quan hành chính; tập
trung toàn bộ nỗ lực vào việc cập nhật nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng,
phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức chuyên nghiệp “thạo việc”.
2. Cách tổ chức “huấn luyện nghề nghiệp”
Những chỉ dẫn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách tổ chức huấn luyện nghề nghiệp có thể tổng hợp
như sau:
Về chương trình huấn luyện: Học cái gì?
Tư tưởng của Người về việc biên soạn các tài liệu học tập rất hiện đại, xuất
phát từ mục tiêu “huấn luyện cán bộ”. Chương trình huấn luyện, theo Người, phải
thiết thực đối với công việc. Người viết: …những tài liệu huấn luyện phải nhằm
vào sự cần dùng, cần thiết của quần chúng. Phải hỏi: người đến chịu huấn luyện
rồi, có áp dụng được ngay không? Có thực hành được ngay không. Người phê phán
cách làm chủ quan, lấy những điều mình cho là quan trọng, là cần thiết bắt cán
bộ phải học. Người gọi cách làm đó là “gọt chân cho vừa giày”.
Về cách học: Học
như nào? Người đề cao tính tự giác, tích cực của người học và cho rằng phải lấy
tự học làm nòng cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp đỡ vào. Như vậy, đối với Hồ
Chủ tịch, “huấn luyện” không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, trước
hết người cán bộ phải tự huấn luyện. Nhà sư phạm nổi tiếng nước Nga
V.A.Xu-khôm-lin-xki khẳng định: “Không thể có giáo dục nếu không có tự giáo
dục”. Huấn luyện trước hết là hoạt động tự giác của người cán bộ, công bộc của
dân.
Đối với Người,
thầy giáo là người hướng dẫn, định hướng nội dung học tập để cùng trao đổi,
thảo luận; tuyệt đối không phải là người chủ đứng trên bục giảng để thuyết
trình. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại mà các nước tiên tiến đang áp dụng
hiện nay.
Về giáo viên,
giảng viên, Hồ Chủ tịch rất coi trọng hoạt động của người giáo viên. Bởi trên
thực tế, việc “thảo luận” và “chỉ đạo” đối với cán bộ, những người đang làm
việc, có kinh nghiệm thực tiễn là việc làm rất khó. Bởi vậy, Người yêu cầu:
Phải lựa chọn rất cẩn thận những người nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó.
Đây là lời giáo
huấn rất rõ ràng và thiết thực cho các cơ quan chức năng. Muốn bảo đảm chất
lượng của hoạt động bồi dưỡng cần có những giảng viên không chỉ am hiểu về lý
luận mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn; phải có phương pháp sư phạm. Bởi vì
vấn đề ở đây không chỉ huấn luyện các đồng nghiệp mà còn là dịp để nắm bắt tư
tưởng của đồng chí, đồng nghiệp, tìm hiểu thực tế làm giàu kiến thức và kinh
nghiệm cho bản thân.
Hiện nay, do
điều kiện công tác, một số cán bộ lãnh đạo ít có điều kiện tham gia các khóa
bồi dưỡng cũng như tham gia hướng dẫn tại các khóa học. Đây không chỉ là sự thiệt
thòi của các đồng chí mà còn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp “trồng người” mà Bác kính yêu đã căn dặn.
Học cái gì? Học như thế nào? Và ai là người dạy, hướng dẫn học? là những
vấn đề cơ bản của sư phạm học và cũng là vấn đề quyết định chất lượng của hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói riêng. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước hết
cần tập trung vào việc nghiên cứu để biên soạn được những chương trình thực sự
thiết thực, thiết thân, thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người học; học viên phải
thể hiện tinh thần chủ động, trách nhiệm trong việc không ngừng học tập, rèn
luyện nâng cao năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước
giao; giảng viên phải thật sự có đủ trình độ, năng lực, kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn để hướng dẫn học viên. Trong những năm qua chúng ta đã đề cập
nhiều đến những yếu tố này, nhưng đổi mới còn chậm. Một trong những nguyên nhân
chính là lúng túng trong cách nghĩ và cách làm. Do đó, thiết nghĩ việc nghiên
cứu và làm theo Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta thực hiện
đổi mới nhanh hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn.
ST
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa