Social Icons

Pages

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

ĐẠO VÀ ĐỜI

                                       
        Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, trong nền văn hóa ấy, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú, đa dạng: Từ những tôn giáo bản địa cho đến những tôn giáo ngoại nhập có lịch sử hàng trăm năm tới hàng ngàn năm. Những tôn giáo được tín đồ người Việt tin theo bởi nó đã nhập thế, nhập thần vào đời sống vật chất, tinh thần của người Việt, nó gần gũi với lối sống, cách nghĩ của người Việt, ấy là kính trọng tổ tiên, từ bi hỉ xả, hướng thiện trừ ác, nhân ái bao dung…Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng càng được khẳng định, phát huy khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định vấn đề tự do tôn giáo. Từ bấy đến nay, pháp luật ngày càng được củng cố, hoàn thiện, trong đó có những điều khoản rất rõ ràng về tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Các tôn giáo cùng chung sống hòa bình, chung sức xây dựng đất nước.

       Dù vậy, đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc loài với dụng ý xuyên tạc, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam trong đó có vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.
       Gần đây, ngày 29/4/2018, tác giả có bút danh Đồ Hiếm với bài viết “Đạo đối đầu đảng” đã cố tình xuyên tạc sự thật, đánh lộn những tôn giáo chân chính với tà đạo để vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, Y viết rằng “Cộng sản và tôn giáo là hai ý thức hệ hoàn toàn đối nghịch, nên để được đứng vào hàng ngũ đảng viên ĐCS thì tiêu chí về mặt tín ngưỡng đòi hỏi đảng viên phải vô thần, phải dẹp bỏ mọi tin tưởng vào bất cứ một tôn giáo hay đấng tạo hóa nào”.
       Xin có mấy lời cùng ông:
       Thứ nhất, bất kể người dân Việt Nam nào dù theo đạo Phật, Thiên chúa, Cao Đài, Hòa Hảo….cũng được tự do đi lễ chùa, nhà thờ hay thánh thất; họ được tự do lập bàn thờ và thờ phụng những vị thần linh thiêng của mình ở tư gia bên cạnh bàn thờ tổ tiên – đó là quyền của họ và họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
      Thứ hai, không có điều luật nào quy định người theo đạo/hay một tôn giáo nào đó không được vào Đảng, không được bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo hay một vị trí công tác nào đó trong xã hội... và mọi người đều bình đẳng, đều được tạo cơ hội như nhau, ai có tài thì được trọng dụng – ông chịu khó tìm sẽ không thiếu minh chứng.
     Thứ ba, ông nói rằng “đảng viên phải vô thần, phải dẹp bỏ mọi tin tưởng vào bất cứ một tôn giáo hay đấng tạo hóa nào”. Vậy xin hỏi ông, không ít lần trung ương, địa phương tổ chức những đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ, cầu siêu cho những nạn nhân bị tai nạn giao thông thì nói lên điều gì hả ông? Nếu chịu ngẫm sẽ thấy những ý nghĩa, giá trị lớn lao lắm.
      Thứ tư, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan lập pháp cao nhất của một đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, và trong cơ quan ấy có không ít các vị linh mục, sư sãi, chức sắc tôn giáo, họ cùng trực tiếp tham gia vào các vấn đề chính trị, xã hội…của đất nước, vậy thì sự đối nghịch về ý thức hệ tồn tại ở chỗ nào?
…………………………………………...................................

     Nói vậy để rộng đường dư luận, để mọi người thấy được dụng ý xấu xa của ông khi cố tình bôi nhọ chính sách tự do tôn giáo của Đảng, nhà nước Việt Nam!

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa