Social Icons

Pages

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

“VUÔNG VUÔNG, TRÒN TRÒN” VÀ HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG


Vuông vuông, tròn tròn, tam giác… là từ ngữ khá phổ biến được cư dân mạng sử dụng trong thời gian, nó hiệu ứng sau một thời gian người ta “mổ xẻ” bàn cãi về phương pháp dạy trẻ đọc trong sách tiếng Việt Công nghệ Giáo dục. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, người ủng hộ thì nói phương pháp này giúp trẻ em dễ dàng tiếp cận cách phát âm chuẩn, không nhầm lẫn, không sai chính tả, không phải lò dò đánh vần từng chữ mà đọc một lèo đoạn văn dài không vấp, không ngọng và đặc biệt là các bé học rất vui vẻ, hào hứng. Tuy nhiên những người không ủng hộ thì cho rằng phương pháp này kỳ lạ, thậm chí khó hiểu vì khiến con họ chỉ có thể học vẹt chứ không nhận được mặt chữ với thái độ phản đối hết sức gay gắt.

Trước khi có thông báo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quan điểm của Bộ về tài liệu tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, thì trên mạng xã hội có rất nhiều diễn đàn đã lập ra các form để bàn luận, thậm chí rất nhiều bài viết, video cắt ghép hình ảnh, gán mác người nổi tiếng ăn theo “trào lưu” trên để câu view, câu like, tạo thành một hiệu ứng xấu lây lan nhanh trên mạng. Chất lượng của tài liệu tiếng Việt nêu trên chưa cần bàn tới, cái chúng ta cần quan tâm đến chính là hiệu ứng đám đông và hệ lụy của nó.
Như chúng ta đã biết Hiệu ứng đám đông là một hành vi có thể thấy được ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống chúng ta. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề này và kết luận đó là một phản ứng tâm lý rất tự nhiên, không hề xấu. Thế nhưng, khi hiệu ứng này có thể giết chết một con người, một xã hội và rộng hơn là một quốc gia thì đó không còn là chuyện nhỏ.
Còn nhớ Năm 1993, Kevin Carter – phóng viên chụp ảnh cho một tờ nhật báo ở Nam Phi, đã đi đến vùng Sudan để thu thập tài liệu về phong trào nổi dậy ở địa phương này. Một lần đang ngồi nghỉ chân, anh trông thấy một bé gái da đen thân thể gầy gò, đói khát gục xuống đất vì kiệt sức, sau lưng em là một con kền kền đang chờ đợi bữa ăn của mình. Kevin đã canh suốt 20 phút để lấy được cảnh con kền kền tung cánh nhằm gây được ấn tượng mạnh hơn nhưng không được. Thế là, anh đành chụp bức ảnh và đuổi con kền kền đi. Kevin đã biết rằng bức ảnh của mình có thể gây ra một “quả bom” lớn nên anh đã bán nó cho tạp chí New York Times. Bức ảnh được đăng lần đầu vào ngày 26-3-1993 và ngay lập tức khiến dư luận cực kỳ quan tâm. Hàng ngàn cuộc gọi của độc giả đổ về tòa soạn để hỏi về số phận của em bé ấy khiến tờ New York Times phải ra thêm một thông báo đặc biệt về vấn đề này, cho biết họ không rõ đứa trẻ ấy có chết hay không. Bức ảnh tiếp tục được đăng tải trên rất nhiều báo và tạp chí trên khắp thế giới, trở thành biểu tượng cho những gì đen tối nhất, thống khổ nhất đang diễn ra tại Lục địa
Kevin Carter trở thành một cái tên nổi tiếng, ngày 23-5-1994, Kevin nhận được giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo thế nhưng, vinh quang và đau khổ đã đến với Kevin gần như cùng một lúc. Khi anh nhận được giải thưởng cao quý nhất trong nghề của mình, cũng là lúc anh thực sự rơi vào căng thẳng, khủng hoảng và dằn vặt, khi người ta căn vặn anh vì sao lại không ra tay cứu đứa trẻ, vì sao có thể vô tâm chỉ đứng chụp hình và bỏ đi? Người ta điện thoại cho anh kể cả lúc nửa đêm chỉ để chửi bới anh là kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm. Thêm vào đó, người bạn thân của anh – Ken Oosterbroek, bị bắn chết khi đang ghi lại cảnh bạo lực đường phố vào năm 1994 đã khiến Kevin thực sự suy sụp. Người ta thấy anh chết trong chiếc xe hơi đầy khí độc của mình, bên cạnh dòng sông anh vẫn thường chơi thuở bé.
Sau cái chết của anh, báo chí cũng như những người quan tâm cho rằng nên thông cảm cho Kevin Carter, bởi vào thời điểm ấy, cánh phóng viên tác nghiệp tại Sudan đều được cảnh báo rằng không nên tiếp xúc với người dân nơi đây để tránh lây lan dịch bệnh. Kevin Carter chỉ có thể làm được một việc là đuổi con kền kền đi. Bạn bè của anh kể lại anh thường xuyên tâm sự với họ rằng anh ước gì mình có thể can thiệp và cứu đứa bé ấy. “Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương…” – đó là những lời cuối cùng của anh trong lá thư tuyệt mệnh. Lúc này, những người đã từng công kích và đả phá anh ngày xưa cũng lên tiếng, rất nhiều người thú nhận, họ lên án anh chỉ vì dư luận xung quanh đang làm thế, họ chỉ quan tâm đến những lời quá khích về anh mà không thực sự tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện. Đó chính là hiệu ứng đám đông, khi người tham gia vào một việc chỉ vì đám đông đang làm thế.
Lợi dụng tính lây lan của hiệu ứng đám đông, thời gian qua các thế lực thù địch đã “khéo” kích động tâm lý của nhân dân, chúng đặc biệt tập trung khoét sâu vào vấn đề nóng như: môi trường, tôn giáo, đất đai và các vụ tham ô, tham nhũng để kích động, lôi kéo, mua chuộc, thậm chí là đe dọa nhân dân tham gia tụ tập, biểu tình đập phá máy móc, nhà xưởng, tạp trung đông người gây rối trật tự trị an, thậm chí đưa ra các yêu sách rất phi lý, đỉnh điểm chúng kích động người dân biểu tình, đốt phá các trụ sở cơ quan chính quyền, gây thương tích, bắt giữ người thi hành công vụ trái phép. Tiêu biểu như vụ Formosa Hà Tĩnh, vụ biểu tình ở Đồng Tâm, vụ biểu tình tại Bình Thuận và một số nơi để phản đối dự thảo Luật Đặc khu kinh tế… Những việc làm trên đã khiến cho bao người rơi vào vòng lao lý, nhiều gia đình tan cửa nát nhà, và ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình, ổn định trong con mắt bạn bè quốc tế nhất là các nhà đâu tư có ý định đầu tư tại Việt Nam.
Chính vì vậy mỗi cá nhân cần hết sức tỉnh táo, suy nghĩ thấu đáo và cẩn trọng trong từng việc làm, thậm chí chỉ là việc Like, chia sẻ hay bình luận trên mạng, tránh để bị lợi dụng, kích động không để bị mắc mưu của các thế lực thù địch, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
NXT./.


4 nhận xét:

  1. Bài viết làm nhiều người thêm tỉnh táo trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch hiện nay...

    Trả lờiXóa
  2. Cần nhận thức rõ vấn đề, tránh để kẻ địch lợi dụng về cải cách giáo dục ở nước ta

    Trả lờiXóa
  3. Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.

    Trả lờiXóa