Social Icons

Pages

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

XÉT LẠI LỊCH SỬ SỰ TẬN CÙNG CỦA KHỐN NẠN


Nhận thức là quá trình tiệm cận chân lý. Về lịch sử, khi thế hệ sau có tư liệu toàn diện, chân xác hơn, thì nhận thức về lịch sử có bước phát triển mới. Ðó là yêu cầu của xã hội, của khoa học, là việc bình thường đáng trân trọng của các nhà sử học chân chính. Nhưng lại có người lợi dụng điều này, lớn tiếng đòi “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” với động cơ không minh bạch.

Gần đây, ý kiến “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” được nêu lên dưới một số hình thức với một số biến tướng khác nhau, nhưng qua biểu hiện của chúng có thể sơ bộ quy loại trong ba nhóm: “Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực (về tư liệu) và thiếu hiểu biết (về phương pháp); Viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân; Viết lại lịch sử với mưu đồ chính trị”. Không rõ do động cơ và ý đồ không trong sáng, do thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm, hay do “thói quen giật tít câu view” . Với mức độ, tốc độ lan truyền thông tin như hiện nay, với sự thiếu trách nhiệm trong kiểm chứng hoặc thẩm tra độ chính xác của thông tin, thì điều này gây tác hại rất to lớn. Như có đơn vị xuất bản đã tiến hành phỏng vấn một số nhân vật, nhưng “nhân vật” này “nhớ nhầm”, nói sai, quy công lao về phía mình, và đồng thời cũng có nhân vật không tham gia trận chiến nhưng lại kể lại những chi tiết rất lấy làm “lạ”, biến người đương sống thành người đã khuất, thay đổi mệnh lệnh của cấp trên…. sách của họ công bố sai lệch nhiều tư liệu, chữa lại cả sự kiện lịch sử đã được khẳng định… Những ấn phẩm đó mang danh viết về lịch sử nhưng lại làm “nhiễu” kiến thức, dẫn đến sai lệch trong nhận thức, gây nghi vấn về sự thật,, hoang mang cho người tiếp nhận thông tin.
Một loại “xét lại lịch sử” khác nhằm phục vụ âm mưu “hạ bệ thần tượng, giật đổ tượng đài”. Thực ra, những người muốn “xét lại lịch sử” với ý đồ đó khi lớn tiếng hô hào xét (viết) lại lịch sử chỉ mượn danh khoa học lịch sử. Không khó để nhận ra phương pháp họ sử dụng rất phi khoa học, tư liệu họ dùng để làm “bằng chứng” được ngụy tạo một cách sống sượng.
Sinh thời, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp – người thầy dạy môn lịch sử, đã nói đại ý: Người làm sử phải có trái tim nhiệt thành, đầu óc sáng suốt, ngòi bút ngay thẳng. Từ cái gọi là “công trình” họ đã công bố, có thể thấy một số người tham gia viết sách về lịch sử hôm nay có đủ 3 không, đó là: không nhiệt huyết, không sáng suốt và mụ mẫm khi bị đồng tiền mua chuộc và sẵn sàng bẻ cong ngòi bút vốn dĩ đã không thẳng, để viết lại lịch sử vì mưu lợi cá nhân hay động cơ chính trị.
Nhu cầu hiểu biết về quá khứ luôn là một đòi hỏi của con người. Nhà sử học Nga O Va-in-xten cho rằng: “Lịch sử là sự tập hợp những tấm gương để cho người ta bắt chước những hành vi tốt và tránh đi những hành vi xấu”. Các bài học, kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử vẫn mang những giá trị to lớn đối với xã hội hiện tại, để động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi,… yêu dân trị nước tiếng để muôn đời.
Sự khách quan, tính trung thực chính là điều làm cho sử học hấp dẫn. Hứng thú khi đọc và học lịch sử cũng bắt nguồn từ đó. Nghiên cứu để thấu suốt, nhận biết lịch sử ngày càng đúng đắn, sâu sắc hơn là yếu tố đầu tiên quyết định giá trị của nghiên cứu, điều đó cần thiết cho hôm nay và cho cả con cháu mai sau. Nhưng lịch sử cũng không cần và không chấp nhận việc “xét lại lịch sử” với tầm nhìn hẹp, hoặc từ cái tâm thiếu trong sáng./.
NXT./.


3 nhận xét:

  1. Cần nhận thức cho đúng, tránh có những cái nhìn lệch lạc, xuyên tạc để có hành động đúng.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng

    Trả lờiXóa