Social Icons

Pages

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Lạc hậu cả trăm năm ư???


Có ông luật sư thắc mắc rằng, tại sao thế giới người ta đi máy bay để gieo hạt, phun thuốc trừ sâu,.. mà Việt Nam ta vẫn tổ chức Lễ cày tịch điền theo kiểu “con trâu đi trước, cái cày theo sau. Thế có phải là quá lạc hậu không. Nghe lời phán đó, tôi phải lắc đầu ngao ngán, đường đường là một người được học hành đàng hoàng và trở thành luật sư sao lại có thể thốt ra những lời như thế được?!!!
Xin thưa rằng, Lễ cày tịch điền không phải do lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghĩ ra, mà là truyền thống cổ xưa của dân tộc. Theo sử sách, mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục tốt đẹp của người Việt. Nó không chỉ có ý nghĩa khuyến khích người nông dân phát triển trồng trọt mà còn thể hiện ước muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đây là một phong tục tốt đẹp đã được các triều đại duy trì qua hơn 1000 năm và đến tận ngày hôm nay, nó trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhìn xa ra, mỗi quốc gia đều có những phong tục truyền thống của mình mà thoạt nghe thấy rất kỳ cục, như người Anh có phong tục“lấy nước đầu năm mới”. Mọi người đều tranh nhau đi lấy nước để được là người đầu tiên múc được gáo nước đầu tiên trong những giờ phút đầu tiên của năm mới vì cho rằng người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm. Hay người Ý có phong tục vứt hết đồ cũ hỏng ra ngoài đường trong thời khắc giao thừa nhằm mong muốn một cuộc sống sung túc cho năm sau. Dù xã hội có phát triển thế nào, họ vẫn coi trọng và bảo tồn giá trị văn hóa của mình.
Văn hóa là cội nguồn của dân tộc, thiếu văn hóa dù có giỏi đến cỡ nào cũng chỉ là kẻ vô dụng thôi, ông luật sư à!
Thế Đặng./.

2 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa