Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NỮ ANH HÙNG VÀ BÀI HỌC GIÚP THAY ĐỔI NÃO TRẠNG CỦA ĐÁM RẬN CHỦ QUỐC NỘI

Đám rận chủ sùng chủ nghĩa đế quốc, thực dân luôn mồm ca ngợi, tung hô linh VNCH, một số kẻ cực đoan, điên cuồng còn tổ chức lễ cầu siêu vinh danh đám quân đội mang tội ác với dân tộc Việt Nam. Mặc dù đến nay hơn 40 năm sau chiến tranh nhưng những câu chuyện về trang lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm vẫn luôn là chủ đề được nhiều thế hệ trẻ quan tâm. Qua đó giúp họ củng cố thêm kiến thức về lịch sử và luôn hâm nóng lòng yêu nước và luôn ghi nhớ biết ơn những người anh hùng dân tộc đã hy sinh, đã để một phần xương máu để đem lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Vậy nhưng, một số ít những người mang trong mình dòng máu đỏ da vàng hiện nay vẫn đang làm tay sai đắc lực cho ngoại bang, tình nguyện trở thành các nhân tố nhằm gây nhiễu loạn đất nước. Đặc biệt, càng không thể chấp nhận hơn khi họ ca ngợi người lính VNCH, tôn vinh họ. Chính những đồng đô la nhơ nhếch đã làm lu mờ lương tri của đám kền kền nhặt xác thối khiến họ không nhận ra được những tội ác to lớn mà ngụy quân đã khiến cho dân tộc ta phải đổ máu. Trong đó phải kể đến các hình thức tra tấn dã màn những người mà họ bắt vì nghi là cộng sản, có thể kể đến một số nhà tù nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của những con quỷ dữ đội lốt người đã hành hạ bao người dân, bộ đội của ta như: nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc… Và gắn với đó là biết bao câu chuyện cho đến bây giờ nghe lại vẫn cảm thấy sục sôi căm hơn sự dã man của ngụy quân. Câu chuyện dưới đây mà tác giả muốn chia sẻ sẽ chứng minh điều này:
"Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục".
Trần Thị Lý sinh năm 1933 tại Quảng Nam, bà tham gia Cách Mạng từ năm 12 tuổi. Trong giai đoạn từ 1951 - 1956, bà tham gia đường dây cán bộ nằm vùng và đã từng 2 lần bị bắt nhưng đều được tha vì không đủ chứng cứ. Năm 1956 bà bị chính quyền VNCH bắt lần thứ 3, bà bị tra tấn với những hình thức dã man nhất như: điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất khả năng sinh sản...nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ một lời.
Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, phía VNCH cho rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra ngoài nhà lao, bà may mắn thoát chết một cách hi hữu, được đồng đội bí mật đón về, chuyển sang Campuchia và được đưa ra Bắc chữa trị.
Sự kiện Trần Thị Lý bị bắt, bị tra tấn ngoài sức tưởng tượng đã làm rúng động dư luận thế giới bấy giờ và nó bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến truyền thông giữa hai miền Nam Bắc.
* Ngay lập tức không lâu sau đó, 17 giờ ngày 25-10-1958, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội đã phát đi bản tin về Trần Thị Lý với nội dung:
“Chị Lý bị bọn tay chân của Diệm bắt đánh đập, “sám hối” với những nhục hình dã man như: lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt, dùng điện tra vào đầu vú và bộ phận sinh dục!”.
* Tiếp đó, lúc 7 giờ 15 ngày 19-11-1958, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam lại phát đi lời kêu gọi của Trần Thị Lý gửi Ủy ban Quốc tế, chị kể:
“Lần thứ 3, tháng 3-1956, chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi, người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”.
* Ngày 21-11-1958, 5 bộ đội Liên khu 5 viết kiến nghị và được 2.000 đại biểu ký gửi đến Ủy ban Quốc tế phản đối sự dã man của chính quyền Sài Gòn đối với Trần Thị Lý. Từ ngày 11 đến 21-11-1958, 39 đoàn khách quốc tế đến thăm chị Lý và 62 đoàn tiếp tục đăng ký vào thăm. Đài Phát thanh Hà Nội cũng phát đi lời của ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt–Anh rằng:
“Tôi đã từng chứng kiến tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân thuộc địa song tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam nỡ đối xử với người Việt Nam tàn tệ như thế. Với chính sách đàn áp dã man này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ ra rất thối nát. Ủy ban Quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý ngay đến vấn đề này, đó là nhiệm vụ của họ!”.
* Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tháng 12-1958, bài thơ Người con gái Việt Nam của ông ra đời (sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng), gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”
... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”
Đây chỉ là một trong hàng vô số câu chuyện về sự anh hùng, kiên trung, bất khuất của những người không tiếc thân mình hy sinh vì độc lập của dân tộc. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ. Điều đó sẽ tạo động lực để mọi người dân Việt Nam với lòng yêu nước chân chính sẽ đập tan mọi âm mưu phá hoại đất nước của các thế lực chống phá đất nước. Đồng thời cũng dạy cho đám rận chủ bán nước hại dân hiểu được đâu mới là lòng yêu nước chân chính để đánh thức sự u mê muội, cuồng tín của đám vong nô phản quốc.

MPL./.

2 nhận xét: