Social Icons

Pages

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Một thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống Đảng, Nhà nước!


Lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh thời cuộc. Các “cụ” vẫn hay nói “có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên đầu năm mới người Việt thường đến đền, miếu và nhiều nhất là chùa để cầu, cúng.
Âu cái việc cầu, cúng cũng từ nguyện vọng của quần chúng để đáp ứng niềm tin về tinh thần, làm động lực mà phấn đấu trong làm việc. Tuy nhiên, chùa cũng có lúc bị lợi dụng, ngoài thì mang danh chùa, thờ các vị chư Phật nhưng trong thì ấp ủ mưu đồ chống đối nhà nước, khoác áo cà sa nhưng tranh giành, chiếm đoạt đất đai, mưu đồ chính trị tiêu biểu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
Một số thành phần cơ hội được dịp nhảy vào vu khống, cho rằng Đảng ta “chi phối về quản lý, bổ nhiệm chức sắc các tôn giáo, bắt các tôn giáo phải thần phục”. “Gần 40 năm dưới sự quản lý của Đảng, việc thờ cúng trở thành dịch vụ tiền bạc”, rằng “có một thế lực đang khéo léo kéo người Việt tin theo những điều mê tín, dị đoan,…”. Thật hàm hồ!

Từ khi Đảng ta ra đời đã thừa nhận sự tồn tại của các tôn giáo, bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ các cơ sở thờ tự. Chính vì vậy mà lễ hội liên quan đến tôn giáo diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, hoạt hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật Nhà nước là điều hiển nhiên, đây là nhà nước pháp quyền chứ không phải nhà nước thần quyền.
Nói về dịch vụ, trước đây người ta đi chùa thường mang thêm thẻ hương, nén vàng và chút hoa quả, tuy nhiên vì sự tiện lợi, gần chùa người ta đã sắp sẵn mâm cúng, vừa tiện, vừa đẹp, ai mua thì mua chứ có bắt buộc phải mua đâu. Cũng như việc cúng sao giải hạn là nguyện vọng của người dân, ai cúng thì cúng chứ có bắt buộc phải cúng đâu, sao lại phải đôi co về tiền nong làm gì. Tiền nhiều hay ít chỉ là cái tâm, nhiều nơi
Pháp luật của Nhà nước cấm các hành vi mê tín dị đoan, có khung xử phạt đoàng hoàng, ai cũng biết, chỉ có biết rồi mà vẫn cố tình vi phạm thôi. Chuyện giải hạn, cướp lộc, xin ấn,… chẳng qua chỉ là đáp ứng nhu cầu về tinh thần, là việc làm tự nguyện của người dân chứ có phải Đảng, Nhà nước khuyến khích, bắt buộc đâu.
Qua đây cho thấy có một nhóm người vì động cơ không trong sáng, lợi dụng mọi hoạt động của quần chúng để nói xấu Đảng, Nhà nước ta, thậm chí tìm mọi cách để chia rẽ dân tộc, tôn giáo, cần hết sức cảnh giác./.
NBT./.


1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với bọn phản động, chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước

    Trả lờiXóa