Với những lợi ích từ cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) mang lại như: trí tuệ
nhân tạo, công nghệ nano, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện
toán đám mây, công nghệ sinh học phân tử, in 3D... đã và đang làm biến đổi toàn
diện các mặt của quan hệ sản xuất xã hội truyền thống, được biểu hiện từ quan
hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý đến phân phối sản phẩm và từ quản lý, quản
trị truyền thống sang quản lý số
. Con người tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau và
gắn kết, tích hợp với vạn vật qua mạng internet (IoT), các hệ thống kết nối
internet (IoS). Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 càng phát triển thì chúng
ta càng phụ thuộc nhiều vào hạ tầng công nghệ và an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội cũng đứng trước những nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt là các loại tội
phạm phi truyền thống sử dụng không gian mạng để đưa những thông tin xấu độc,
giả mạo lên các trang mạng xã hội, tác động trực tiếp đến an ninh văn hóa, an
ninh xã hội, an ninh, đến niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Một
“vùng trống” để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng, kích động trong các vụ
tụ tập, tuần hành, gây rối thời gian vừa qua chính là một bộ phận cán bộ, đảng
viên (CB, ĐV) chưa nêu cao trách nhiệm học tập, nghiên cứu, nắm vững pháp luật,
nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa hiệu quả.Thậm chí, một số
người vì thế còn dẫn đến nói, viết không đúng pháp luật, vô hình dung “nối
giáo” cho các thế lực thù địch. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết Trung ương
4, khóa XII của Đảng đã xác định một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị của CB, ĐV hiện nay là “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm
quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Ngày 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua
Luật an ninh mạng với tỷ lệ 86,86% và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2019.
Luật an ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản
về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo
vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Từ đó chúng ta cần nhận thức rõ rằng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN là hết sức cần thiết nhưng để có Nhà nước pháp quyền thì trước hết
mỗi người dân phải hiểu luật và thực thi đúng pháp luật. Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng đã nhấn mạnh: “Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng
xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”; “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng
cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề
cao đạo đức xã hội”. Những yêu cầu đó không tự nhiên mà có được. Pháp luật cần
được đi vào cuộc sống thông qua các kênh rộng khắp, trong đó có vai
trò CB, ĐV phải là những người đi đầu “chở luật”.
Cha ông ta có câu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
phần nào đã nói lên tinh thần ấy. Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ,
công chức có nghĩa vụ phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước (Điều 8).
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định mỗi cán bộ, công chức đều
có trách nhiệm “tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học,
lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp
luật; chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật
thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ” (Điều 34).
CB, ĐV không chỉ gương mẫu trong học tập, nắm bắt, hiểu
đúng và thực hiện đúng pháp luật mà còn phải đi đầu trong tuyên truyền, vận
động nhân dân, nhất là đối với những đạo luật mới ra đời hoặc đang được triển
khai xây dựng nhưng được dư luận xã hội quan tâm, còn nhiều vấn đề phức tạp nảy
sinh càng cần thiết vai trò CB, ĐV “giải thích cho dân chúng hiểu rõ
và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
Như đối với dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân
Phong, Phú Quốc hiện nay, công tác tuyên truyền, vận động phải hướng vào những
vấn đề dư luận còn băn khoăn, thắc mắc; làm rõ, bác bỏ những vấn đề bị xuyên
tạc; đồng thời kịp thời phản ánh những ý kiến góp ý của nhân dân để tiếp tục
hoàn thiện dự thảo luật. Với Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước đã ký quyết định
ban hành nhưng vẫn còn không ít những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Vì thế,
phải tuyên truyền khẳng định các nội dung đúng đắn, bác bỏ thông tin sai trái.
Hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân phải thiết thực, phong phú, phù hợp
với từng đối tượng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền trên không gian mạng và
tuyên truyền với thế hệ trẻ.
CB, ĐV phải là những chiến sĩ vững vàng nhất trên trận
địa chính trị, tư tưởng và là một tuyên truyền viên pháp luật tích cực nhất.
Không chỉ bản thân mỗi người gương mẫu trong chấp hành pháp luật mà phải tuyên
truyền và vận động để gia đình, người thân cũng gương mẫu, vững vàng, không mắc
mưu kẻ xấu. Phải thực hiện thật tốt hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương thực hiện Quy định 102 của Bộ Chính trị về việc xử lý đảng viên vi
phạm, trường hợp để con cái phạm tội thì phải chịu trách nhiệm liên đới. Đây là
quy định giúp nâng cao vai trò của đảng viên trong công tác bảo đảm
an ninh, trật tự xã hội, góp phần ngăn chặn tình trạng đảng viên bảo kê, làm
ngơ, dung túng cho con cái, người thân trong gia đình vi phạm pháp luật./.
100 bài diễn thuyết không bằng một tấm gương sáng, mỗi cán bộ, đảng viên hãy là những tấm gương sáng trong quán triệt, chấp hành và thực hiện tốt luật an ninh mạng.
Trả lờiXóaCán bộ, đảng viên phải là những tấm gương sáng trong chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật
Trả lờiXóaBạn nói đúng đó
Xóa