Social Icons

Pages

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

CÓ MỘT CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO Ở VIỆT NAM


Xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ là tạo ra thể chế quản trị hiệu quả, một chính phủ mạnh, một nền công vụ chuyên nghiệp, gọn nhẹ, minh bạch, luôn sáng tạo và lấy sự công hiến, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc làm chính, một chính phủ thân thiện - đây là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng một Chính phủ kiến tạo - đang thu hút sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, trên trang mạng phản động Việt Tân đã phát tán bài viết “Định nghĩa nhanh về chính phủ kiến tạo 4.0” có rất nhiều quan điểm thù địch, chống phá khi cho rằng: Chính phủ kiến tạo… vẫn đi xin viện trợ. Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, thể hiện sự ấu trĩ, thiếu hiểu biết hoặc cố ý tỏ ra thiếu hiểu biết của không ít những kẻ yêu nước giả tạo!

Xin thưa, đầu tư nước ngoài - mà các “nhà yêu nước giả tạo” nói là “viện trợ” - chính là nguồn vốn quan trọng để phát triển đất nước. Dưới góc độ kinh tế, thử hỏi các ngài sẽ làm gì nếu đi lên từ một nước nông nghiệp, thiếu vốn và công nghệ? Các nước đang phát triển nói chung, không chỉ Việt Nam là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển, viện trợ (hình thức cụ thể là ODA) là một hình thức bổ sung nguồn vốn trong nước. Cũng xin đính chính rằng, viện trợ ở đây, không giống như “viện trợ” mà Mỹ đã “bơm” cho bọn ngụy quân, ngụy quyền thời Việt Nam Cộng hòa, viện trợ theo kiểu bơm đô la để “vô béo” tay sai, để chống lại đồng bào mình. Liên Bang Nga, một cường quốc quân sự và kinh tế, cũng đang nhận nguồn ODA vô cùng lớn từ Trung Quốc, Đài Loan cũng dựa vào ODA để trở thành “con rồng kinh tế” Châu Á, vậy thì Việt Nam kêu gọi viện trợ là nên hay không thì chẳng cần bàn cãi.
Đất nước đang đổi thay từng ngày, có những lúc khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang ra sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hiệu quả. Và thực tế thì cũng không cần bàn cãi: Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018: Cải cách để tạo việc làm (Doing Business) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017 (82/190 nền kinh tế).
          Nếu không giúp ích gì cho đất nước, cũng đừng thể hiện sự chống phá một cách ấu trĩ.
PVQ./.

2 nhận xét: