Chế độ
chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền.
Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản
Việt Nam còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này
được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt
Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam và tự giải thể khi thấy không còn vai trò của mình trong xã hội. Hệ
thống chính trị ở Việt Nam là thế chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng
chính trị đối
lập.
Hệ thống
chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng
Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của
nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị
đối với xã hội.
Tính
chất nguyên chính của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư
tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng
tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi, đây là lời dạy của Bác Hồ, vì vậy Việt Nam nhất nguyên về chính trị là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
XóaTính chất nguyên chính của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóa