Social Icons

Pages

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Nữ anh hùng Trần Thị Quang Mẫn giả trai đi đánh giặc

Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, có lẽ bà là trường hợp duy nhất cải nam trang đi đánh giặc. Từ một cô gái xinh đẹp, da trắng, tóc đen dài, bà phơi nắng, cắt tóc như con trai, gào thét cho vỡ giọng để có tiếng nói được ồm ồm như đàn ông…
Sinh ra trong một gia đình khá giả ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, Trần Thị Quang Mẫn được ba má cho ra tỉnh học trường tư thục. Khi đó, không ưa người Pháp, bà ghét luôn ngôn ngữ của họ nên không tha thiết với việc học lắm. Học hết lớp Nhứt, bà và người em về quê làm ruộng. Bà thường ra đồng thả trâu, bò, bày trò chơi trận giả với đám con nít xung quanh. Tính tình khảng khái như con trai, bà mê đọc sách sử, mê Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Phan Bội Châu…
Bà được Nhà Nước phong tặng nhiều Huân chương và danh hiệu cao quý: Huân chương chiến công, Huân chương kháng chiến, Huân chương Độc lập… và Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong đợt đầu tiên. Năm 1967, cùng với chị Út Tịch, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Tháng 4/1967, bà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ, được Bác ưu ái tặng cho bà khẩu súng K54 làm kỷ niệm. Cuộc đời bà đã được nhà văn Bùi Hiển viết thành quyển sách “Cuộc đời tôi”. Bà suy nghĩ đơn giản rằng: “Hồi đó đi đánh giặc để giải phóng đất nước, mong cho đồng bào mình được sống trong cảnh thanh bình. Giờ ước nguyện đã thành sự thật, so với nhiều người khác, tôi may mắn còn sống đến ngày hôm nay. Đối với tôi như vậy đã mãn nguyện lắm rồi”.

2 nhận xét: