Đổi
mới giáo dục có rất nhiều thành tố, để đổi mới giáo dục phải tiến hành đồng bộ
với những bước đi, việc làm cụ thể. Có thể hiểu một cách khái quát về đổi mới
giáo dục chính là chấn hưng giáo dục để có sản phẩm giáo dục thực chất, đó là
con người đáp ứng yêu cầu của xã hội và thời đại.
Khi
nói tới đổi mới giáo dục phải nói đến một nhân tố quan trọng của người thầy đó
là phương pháp giảng dạy. Đây là thành tố năng động của quá trình dạy học, có
tác động mạnh mẽ đến tính tích cực nhận thức của người học. Để đạt được mục
tiêu dạy học đề ra đòi hỏi người dạy phải linh hoạt, khéo léo kết hợp giữa các
phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống và đa phương tiện trong truyền thụ
nội dung và tổ chức cho người học lĩnh hội tri thức.
Vì
vậy, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên là thiết thực
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong giảng dạy, một trong những
phương pháp có hiệu quả là người giảng viên phải biết khơi dậy và phát huy tính
tích cực của người học. Đây là vấn đề trọng tâm, thể hiện bản chất của dạy học
tích cực. Để thực hiện tốt phương pháp này giảng viên phải sử dụng phương pháp
“nêu vấn đề”, phải đặt ra các câu hỏi và yêu cầu người học phải tìm tòi suy
nghĩ, giải đáp. Phương pháp này sẽ gây hứng thú cho người học, phương pháp này
đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu rộng cả lý luận và thực tiễn. Nội
dung câu hỏi đặt ra không quá dễ hoặc quá khó đối với người học.
Cần phải có phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả cao nhất
Trả lờiXóa