Cuối tháng 4-1940, Đảng Cộng sản ở trong tình thế hiểm nghèo, khi chỉ duy nhất một ủy viên Ban chấp hành Trung ương còn hoạt động. Đó là Phan Đăng Lưu. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ và tất cả các ủy viên khác đều đã rơi vào tay Pháp.
Với cương vị cao nhất trong Đảng còn lại lúc bấy giờ (thực chất thực hiện chức trách Tổng bí thư), Phan Đăng Lưu lên đường ra Bắc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11-1940, tại Bắc Ninh), cùng với Xứ ủy Bắc Kỳ, tổ chức tái lập Ban chấp hành lâm thời. Tại hội nghị, Phan Đăng Lưu được đề cử làm Tổng bí thư. Ông từ chối: "Tình hình như thế này Trung ương nên ở ngoài Bắc, tôi trở về miền Nam, sớm muộn cũng sẽ bị địch bắt." Đề nghị chuyển Ban chấp hành ra Bắc của ông dựa trên thực tế kể từ năm 1930, Ban chấp hành đều bị bắt nếu đóng ở Sài Gòn. Trường Chinh sau đó làm Tổng bí thư.
Phan Đăng Lưu trở về Nam, đem theo chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương hoãn Khởi nghĩa Nam Kỳ vì thời cơ chưa chín. Do bị chỉ điểm, Pháp bắt ông chỉ một ngày trước khởi nghĩa. Khởi nghĩa bị dìm trong bể máu.
Phan Đăng Lưu (sinh năm 1902) bị Pháp xử tử tháng 8-1941 cùng với Nguyễn Văn Cừ. Ông quê ở Nghệ An, từng làm cho Sở Canh nông Bắc Kỳ thuộc Pháp.
Hai câu thơ cuối của Phan Đăng Lưu trước khi bị xử tử được bạn tù ghi lại như sau:
"Giang sơn dĩ tử, ngô yên đắc thâu sinh, thập niên lai luyện kiếm ma đao, tráng chí thệ phù hồng Tổ quốc;
Vũ dực vị thành, sự hốt nhiên trung bại, cửu tuyền hạ điều binh khiển tướng, hương hồn ám trợ thiếu sinh quân."
Vũ dực vị thành, sự hốt nhiên trung bại, cửu tuyền hạ điều binh khiển tướng, hương hồn ám trợ thiếu sinh quân."
Dịch nghĩa: "Non sông đã chết, mình há nỡ sống thừa, trên mười năm mài chùi súng gươm, chí cả quyết vì nền Tổ quốc;
Lông cánh chưa đều, việc giữa đường vội hỏng, dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn thiêng ngầm giúp đội thanh niên."
Lông cánh chưa đều, việc giữa đường vội hỏng, dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn thiêng ngầm giúp đội thanh niên."
Chúng ta phải ghi nhớ công lao và nghĩa cử cao đẹp của ông Phan Đăng Lưu
Trả lờiXóa